Xem Đặng Đình Thể: “Sưu tập gốm Hán Đống Ren, thơn Kim Chi, phường Thanh Bình (Hải Dương)”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012, Nxb Khoa học xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 85 - 88)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

2. Xem Đặng Đình Thể: “Sưu tập gốm Hán Đống Ren, thơn Kim Chi, phường Thanh Bình (Hải Dương)”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012, Nxb Khoa học xã

(Hải Dương)”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr.178-179.

3. Xem Tăng Bá Hồnh, Nguyễn Huy Cương, Đặng Đình Thể: “Kết quả khai quật khu di tích Khúc Thừa Dụ thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”, in di tích Khúc Thừa Dụ thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr.335-336.

Chủ nhân các vùng đất đó là người Việt hoặc người Hán, trong đó người Việt giữ vai trò chủ thể, số lượng người Hán dần gia tăng theo năm tháng mà chứng cứ được thể hiện qua hệ thống mộ táng tìm thấy. Người Hán gia nhập xã hội, họ cư trú thành những nhóm riêng biệt hoặc xen cư cùng người Việt. Hệ thống mộ táng thời kỳ này có hai tuyến của người Việt với mộ thuyền và mộ cũi; người Hán với hệ thống mộ gạch cùng đồ tùy táng. Thời kỳ này, sản xuất phát triển, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, xuất hiện những trang

chủ lớn sở hữu nhiều tài sản. Những ngôi mộ Hán được sử dụng đến 45m3

gạch nung để xây với quy mơ lớn gồm nhiều phịng rộng và đồ tùy táng gồm kim loại, đồ gốm vô cùng phong phú. Những ngôi mộ người Việt cũng vậy, có mộ sử dụng đến 20m3 gỗ lim xếp cũi tạo nên áo quan trong mai táng. Việc sử dụng số lượng gỗ lớn trong các ngôi mộ cho thấy việc khai thác rừng khá phát triển. Các di vật cho thấy nhiều ngành nghề sản xuất thủ công giai đoạn này trên địa bàn khá phát triển. Trước hết là nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Với số lượng gạch sử dụng nhiều trong xây dựng các công trình kiến trúc, mộ táng cho thấy nghề sản xuất gạch khá phổ biến và phát triển ở trình độ kỹ thuật cao. Nằm trên vùng đất có nguồn nguyên liệu đất sét khá sẵn như Chí Linh, Kinh Mơn, với đường giao thông thủy thuận lợi, nguồn nguyên liệu này khá phong phú, dồi dào đã cung cấp cho nghề sản xuất gạch. Gạch được chế tác với nhiều kích cỡ khác nhau, được nung chín già đều chứng tỏ người sản xuất làm chủ được kỹ thuật chế tác và nung gạch. Với mỗi loại hình kiến trúc gạch được chế tác kích thước khác nhau, hình dáng khác nhau đảm nhận vị trí, cơng năng thích hợp trong kiến trúc như gạch khối hộp chữ nhật, gạch múi bưởi, v.v. đã cho thấy tính chun nghiệp của nghề thủ cơng này. Ngồi gạch cịn sản xuất ngói làm mái lợp các kiến trúc, đó là ngói âm dương, đầu ngói ống. Các loại hình đồ gốm với chất lượng cao, kích cỡ, chức năng sử dụng khác nhau phản ánh sự phong phú của đời sống người dân và cho thấy nghề sản xuất gốm đạt trình độ cao, chế tác tinh xảo. Nghề chế tác kim loại tiếp tục được duy trì như đúc đồng, rèn sắt, không những chế tác công cụ sản xuất mà còn chế tác đồ trang sức, tùy táng phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần. Ngoài ra, các nghề dệt vải, dệt chiếu khá phát triển, những di vật vải tìm được cho thấy sợi vải săn, kỹ thuật dệt vuông, dệt chéo thuần thục. Kỹ thuật dệt chiếu cũng phát triển cùng những ngành nghề khác như mộc, sơn mài và cịn được duy trì mãi về sau.

Thời kỳ này cũng đánh dấu sự phát triển về hệ thống giao thông trên địa bàn. Cùng với hệ thống giao thông thủy truyền thống, nối các vùng và các trung tâm kinh tế, chính trị khác, con đường giao thơng bộ cũng hình thành rõ nét. Liên kết với vùng biển qua hệ thống sơng Thái Bình, sơng Luộc, con đường bộ từ Vịnh Bắc Bộ vào nội địa được hình thành, đó là đường 181 nối liền vùng đất Phả Lại, Đơng Triều, Chí Linh về Luy Lâu - trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của Giao Châu qua địa bàn Hải Dương. Hệ thống các ngôi mộ Hán liên quan đến con đường này được thấy rõ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như Chí Linh, Kinh Mơn, Nam Sách, Kim Thành. Sự phát triển sản xuất và giao thông là tiền đề cho thương nghiệp phát triển. Hệ thống chợ quê phát triển, bên cạnh đó cịn xuất hiện tầng lớp thương nhân Trung Hoa bn bán, hình thành nên các thị tứ. Họ mua các sản phẩm Trung Hoa như đồ sắt, đồ gốm vận chuyển về bán, thu mua sản phẩm đặc sản địa phương như vải lụa, hoa quả nhiệt đới đem bán tại Trung Hoa, hình thành nên hệ thống thương nghiệp nội địa và bn bán với nước ngồi góp phần làm cho nền kinh tế địa phương phát triển trong những giai đoạn về sau.

Về văn hóa - giáo dục, trên địa bàn Hải Dương giai đoạn này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Luy Lâu - trung tâm văn hóa lớn của Giao Châu - trị sở cai trị của các triều đại. Với điều kiện địa lý thuận lợi, gần và có mối liên hệ trực tiếp với Luy Lâu nên có thể thấy khi Nho giáo thịnh hành ở Luy Lâu thì nơi lan tỏa nhanh và gần nhất là các vùng trên đất Hải Dương xưa. Chữ viết được người Hán trực tiếp truyền bá, sử dụng trong các thủ tục hành chính, là cơng cụ phục vụ cho việc đồng hóa văn hóa nên việc truyền bá chữ Nho và nội dung Nho học được tầng lớp cai trị chú ý. Những lớp dạy chữ Nho xuất hiện không chỉ phục vụ cho người Hán sinh sống tại đây mà cịn lan tỏa đến người Việt, hình thành nên nền giáo dục ban đầu truyền tải nội dung Nho giáo. Những nhân vật trong văn hóa Trung Hoa được thờ phụng, ví dụ Thái Thượng Lão Quân được thờ tại đình An Xá, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện. Chữ Hán thời kỳ này được sử dụng khá phổ biến, thuần thục, những chữ viết trên gạch trong các mộ táng cho thấy giai đoạn này đã xuất hiện một tầng lớp nho sĩ có địa vị được quý trọng trong xã hội.

Phật giáo từ trung tâm Luy Lâu lan tỏa ảnh hưởng sang các vùng phụ cận, trong đó có địa bàn Hải Dương. Sự kết hợp giữa tín ngưỡng địa phương với giáo lý nhà Phật đã tạo nên những cơ sở Phật giáo trong mỗi làng quê.

Những trung tâm Phật giáo dần hình thành bên cạnh các tín ngưỡng dân gian của người dân nông nghiệp với hiện tượng thờ thần tự nhiên. Đình Kim Đơi, xã Cẩm Hồng, huyện Cẩm Giàng, cách Luy Lâu khơng xa, thờ Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là những hiện tượng tự nhiên như mây, sấm, sét - những tín ngưỡng ngun thủy của cư dân nơng nghiệp và cư dân vùng Luy Lâu. Sinh sống trên vùng đất đa dạng về địa hình, núi đồi, sơng nước, người dân ở đây có tín ngưỡng thờ thần núi, thần sông làm người bảo trợ tinh thần cho cộng đồng. Vùng đồi núi như thôn Hán Xuyên, phường Thất Hùng, thị xã Kinh Môn thờ Cao Sơn Đại vương - vị thần núi Tản Viên. Thơn Hồng Xá, nay là phường Hồng Tân, thành phố Chí Linh thờ các vị thần núi Cao Minh Vương, Cao Minh Trí và Cao Minh Sơn. Vùng đồng bằng như thôn Hà Hải, xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ thờ thủy thần Linh Lang Tam Giang Đại vương, Hải Ứng Bạch (Hắc) Long Giang Đại vương. Thôn Tào Khê, xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện thờ Tứ vị thủy thần. Thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang thờ thủy thần, tương truyền là con thứ năm của Long Vương với tên gọi Tranh Giang Đại vương. Ngoài ra nhiều thơn, làng cịn thờ những vị thần tự nhiên bảo trợ nơng nghiệp, hình thành nên hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng, phong phú trên vùng đất. Những vị thần được thờ theo tín ngưỡng dân gian theo năm tháng được lưu truyền hư cấu, tạo nên những huyền thoại sống mãi trong cộng đồng dân cư, đó là một phần của lịch sử cịn được gìn giữ, lưu lại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)