Tác giả khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd, tr.28.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 57 - 59)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

5. Tác giả khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd, tr.28.

lực diễn ra liên miên và khi triều đình trung ương rối loạn thì các viên quan cai trị Giao Châu lại lợi dụng thời cơ xưng hùng, xưng bá. Năm 468, nhân lúc nhà Tống rối ren, “người châu là Lý Trường Nhân giết những bộ thuộc của châu mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ châu làm phản, tự xưng là

Thứ sử”1. Đến đời cháu Lý Trường Nhân là Lý Thúc Hiến kháng mệnh nhà

Tống đem quân giữ nơi đất hiểm để quy phục nhà Tề. Sau năm 502 khi nhà Lương lên thay, dù nhậm chức quan được nhà Lương bổ nhiệm quản lý Giao Châu, nhưng khi nhận thấy chính quyền trung ương rối ren “Thứ sử Giao

Châu là Lý Nguyên Khải chiếm châu làm phản”2 chống lại, muốn xây dựng

vùng lãnh thổ cát cứ.

Cùng với sự tranh giành quyền lực lẫn nhau, chính quyền đơ hộ tại Giao Châu của các triều đại ln tìm cách bóc lột người dân bản xứ một cách thậm tệ. Ngồi mục đích vơ vét tài ngun thiên nhiên, đặc sản phương Nam, thu thuế khóa lao dịch đưa về chính quốc nộp lên triều đình trung ương, bọn quan lại cịn tìm mọi cách để làm giàu cho cá nhân. Giao Châu nằm về phương Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản vật phong phú, các quan lại cai trị người Trung Quốc coi đây như một kho báu, khai thác cùng kiệt. Ngồi việc cống phú, tơ thuế cho triều đình trung ương thì bọn quan lại tìm đủ mọi cách vơ vét, nhũng nhiễu ăn hối lộ để làm giàu cho cá nhân cùng dòng họ đã trở thành tệ nạn chốn quan trường từ triều đại này qua triều đại khác. Nhiều nguồn sử liệu ghi lại cho biết: “Ở đất Giao Châu có nhiều của báu, các quan Thứ sử bổ tới, lớp trước cũng như lớp sau, không ai giữ được nét trong sạch, nên lại thuộc và nhân dân đều oán mà làm phản”3, do “Giao Châu là nơi tuyệt vực, tập tục tham ô, các họ hào cường thì gian dối, các chức trưởng sử thì bạo ngược, hà hiếp bóc lột mn dân”4.

Sử cũ cho biết, ngay từ buổi đầu bị các triều đại phong kiến phía Bắc đơ hộ, Triệu Đà, Sĩ Nhiếp là những viên quan lại điển hình tìm mọi cách vơ vét sản vật phương Nam về cung tiến cho nhà Ngô: “Sai sứ sang nước Ngô dâng các thứ hương liệu, vải mịn, kể số hàng nghìn. Các thứ quý lạ như ngọc trai, ốc lớn, lưu ly, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi cùng các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không tiến, lại cống ngựa hàng mấy trăm con”5. Ngoài sản vật bị bắt nộp tiến cống, người dân cịn phải thực hiện 1, 2, 5. Ngơ Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.178, 164. 3, 4. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.159.

lao dịch vận chuyển đồ tiến cống đó về triều đình khiến cho dân trăm họ nguy khốn. Sau này, sử gia Ngơ Thì Sĩ đã viết: “Vật q giá như châu báu phải đóng sọt tiến hằng năm; vật nhỏ nhen như hoa quả cũng chạy trạm hàng ngàn

dặm”1. Ngồi hình thức cống nạp sản vật thời Đơng Hán, đã xuất hiện hình

thức bóc lột bằng tơ thuế khiến cho người dân lâm phải cảnh bần cùng, cực khổ mà sử cũ ghi lại là “trăm họ xác xơ”.

Đời nhà Hán, “Thứ sử Chu Phù phần nhiều cho người làng như bọn Ngu Bao, Lưu Ngạn chia nhau làm trưởng lại, vơ vét của dân, một con cá vàng thu thóc một hộc. Trăm họ oán ghét làm phản, kéo đi đánh phá châu quận”2. Tình trạng này trở thành hiện tượng phổ biến trong hàng ngũ quan lại cai trị: “Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu có các thứ ngọc trai, lơng trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt nhiều người không liêm khiết vơ vét của cải cho đầy”3. Sự tham lam đã khiến Trương Khơi - viên quan nhà Hán “... vì ăn hối lộ bị tội, của bị tịch thu vào kho”4. Thứ sử Giao Châu nhà Hán là Chu Thặng dâng thư cho vua nói rằng: “Giao Châu là nơi tuyệt vực, tập tục tham ô, các họ cường hào thì gian dối, các trưởng sử thì hà hiếp bóc lột mn dân”5. Theo sách Hậu Hán thư, ở đất Giao Chỉ “các thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên thì đỡ bợ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, đến khi đầy túi liền xin đổi”6.

Thái thú nhà Ngô là Tôn Tư nổi tiếng là người “tham lam bạo ngược, thường bắt hàng ngàn thợ thủ công đưa sang Kiến Nghiệp (kinh đô nhà Ngô)” hay các viên quan lại khác như Đặng Tuân “... tự tiện bắt dân nộp 30 con công đưa về Kiến Nghiệp. Dân sợ phải đi phục dịch đường xa, mới mưu làm loạn,...

Các quận Cửu Chân, Nhật Nam đều hưởng ứng”7. Thái thú quận Nhật Nam

Hồng Cái nhà Ngơ “vì tham lam giả dối, bị đuổi”8. Dưới thời nhà Ngô, “những quan lại... thường là người tham tàn, vơ vét của dân”9. Quan lại các đời về sau cũng theo nếp cũ thỏa sức bóc lột, vơ vét làm giàu cho bản thân. Thái thú quận Nhật Nam nhà Tấn Hạ Hầu Lãm “say rượu quá độ làm rối loạn cơng việc, 1. Ngơ Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.84-85. 2, 7. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.160, 168.

3, 4, 8. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.1, 156, 160.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)