Nam phương thảo mộc trạng, quyển thượng, tờ 1b Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 67 - 70)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

1. Nam phương thảo mộc trạng, quyển thượng, tờ 1b Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần

ăn bỏ vào miệng thì tan ra, người ta gọi là thạch mật” cũng được coi là của quý, sản vật để tiến cống. Ngồi ra, cịn có các nghề khác như sản xuất giấy, chế tác kim loại, nấu thủy tinh, thuộc da, nấu rượu cũng có mặt. Những hiện vật tìm được trong các mộ cổ như các loại vòng tay, nhẫn, hoa tai, hạt chuỗi, trâm, lược cùng các hiện vật kim loại mạ vàng, bạc cho thấy nghề thủ công phát triển, chế tác những hiện vật tinh xảo.

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp là điều kiện thúc đẩy thương nghiệp, giao thương phát triển, hình thành nên hệ thống giao thông trên bộ và đường thủy để giao lưu bn bán. Trên những con đường đó hình thành những trung tâm kinh tế từng vùng, trong đó nổi lên là trị sở của các quận, huyện trên mỗi vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam hay trên địa bàn các huyện mà bộ máy cai trị dùng làm trị sở.

Bên cạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội, tình hình văn hóa, tư tưởng thời kỳ này cũng có những thay đổi đáng kể. Tiếp nối truyền thống văn hóa được hình thành, xây dựng trong thời gian tự chủ, sự truyền bá văn hóa Trung Hoa cũng diễn ra rầm rộ dưới sự bảo trợ của chính quyền trong các thời kỳ khác nhau. Dưới thời Tây Hán, những năm trước Công nguyên, Nho giáo đã từng bước xâm nhập vào xã hội người Việt. Đây là một hệ thống tư tưởng, chính trị, triết học, luân lý, đạo đức cùng giáo dục của người Hán do Khổng Tử đại diện. Kinh điển Nho gia được coi là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp thống trị Trung Hoa, trong đó trụ cột Ngũ kinh và Tứ thư, sau này được các thế hệ bổ sung dần càng hoàn chỉnh. Ngũ kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) và Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) đề cao vai trò của vua quan “tôn quân, đại thống” với ba rường mối (tam cương) cơ bản trong cấu trúc xã hội là vua - tôi, cha - con, vợ - chồng cùng năm phép (ngũ thường) ứng xử coi trọng đạo đức luân lý là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; xây dựng tiêu chuẩn cơ bản của chế độ phụ quyền đối với người đàn ông là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; xây dựng nên hệ quy chiếu đối với người phụ nữ là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tịng tử); tứ đức (cơng, dung, ngơn, hạnh). Buổi đầu, kinh điển Nho gia chỉ thực hiện đối với người Hán, những viên quan đô hộ các cấp, sau này dần được phổ biến với mục đích đồng hóa văn hóa. Bức thư của viên Thái thú Hợp Phố gửi cho vua Ngô cho biết: Đặt quan Thứ sử để trấn thủ và cai quản, rồi đưa người Trung Quốc sang ở lẫn với dân bản thổ, cho dân bản thổ học viết qua loa và võ vẽ biết được ngôn ngữ

Trung Quốc; lại có sứ thần thời thường đi lại (họ) trơng thấy lễ nghi mà tự thay đổi theo1. Từ sự truyền bá ban đầu đến thời Đông Hán theo chân các quan lại cai trị, chữ Nho đã từng bước truyền vào nước ta thay thế cho chữ viết của

người Việt2. Những viên quan cai trị như Tích Quang, Nhâm Diên đã “dựng

học hiệu dạy lễ nghĩa” tại Giao Chỉ, Cửu Chân nơi họ cai trị. Sự thay thế này diễn ra rầm rộ vào thời kỳ Sĩ Nhiếp (187 - 226), trường học được mở khắp nơi, chữ Hán dần phổ biến không những trong giấy tờ, văn bản của quan lại mà lan tỏa đến người bình dân. Những sách kinh điển của Nho gia như Kinh thi,

Kinh dịch, Kinh Xuân Thu được đưa vào chương trình dạy học giáo huấn trở

thành tiêu chuẩn của xã hội. Sau này, Sĩ Nhiếp được giới thống trị các giai đoạn sau vinh danh là “Nam Giao học tổ” (nay vẫn còn đền thờ tại trung tâm thành Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Chữ viết đã chuyển tải nội dung văn hóa Trung Hoa vào văn hóa Việt với mục đích dần đồng hóa dân tộc. Trước hết là tư tưởng Nho giáo, khi mà “danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người”3, truyền tải nội dung “Xuân Thu tả thị” đã dần hình thành nên một tầng lớp nho sĩ giữ vị trí quan trọng trong xã hội truyền bá ý thức hệ phong kiến. Những tín ngưỡng văn hóa truyền thống dần bị cấm cản, thay thế bằng ý thức hệ Nho giáo.

Song hành với Nho giáo là Đạo giáo, một học thuyết của Lão Tử - nhà triết học Trung Hoa cổ đại. Nếu giai đoạn trước vào cuối thế kỷ II chỉ có Nho học thì thời kỳ này Đạo giáo đã du nhập vào nước ta: “Sau khi Linh đế chết (năm 182 - nhà Hán), thiên hạ đại loạn, chỉ có đất Giao Chỉ khá yên ổn, các đại sĩ phu miền Bắc chạy sang cả đó, nhiều người theo đạo thần tiên, luyện phép tịch cổ

và trường sinh”4, điển hình là An Kỳ Sinh dời Trung Quốc sang Giao Châu

nương náu tại núi Yên Tử (Quảng Ninh) tu luyện, sau này là Cát Hồng - một viên quan tu luyện theo phép “tịch cốc trường sinh”. Sự ảnh hưởng của Đạo giáo vào nước ta chủ yếu ở tầng lớp trên, quan lại, hậu duệ - tầng lớp quý tộc 1. Xem Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.I.

2. Dẫn theo Hà Văn Tấn: “Dấu vết một hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc”, tạp chí Khảo cổ học, số 1/1982, tr.31-46. Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc”, tạp chí Khảo cổ học, số 1/1982, tr.31-46.

3. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.166.4. Đỗ Văn Ninh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.270. 4. Đỗ Văn Ninh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.270.

người bản địa nhưng cũng được lan tỏa trong ý thức người dân. Những truyền thuyết về các nhân vật xuất hiện trong quá trình dựng nước như Tản Viên, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên vương đều được thần hóa làm phong phú thêm đời sống tín ngưỡng tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

Đây cũng là thời kỳ Phật giáo gia nhập đời sống xã hội. Ra đời từ Ấn Độ, hệ tư tưởng Phật giáo theo chân thương nhân, tăng đồn lan tỏa khắp các vùng Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khác với Nho giáo là sự áp đặt, thay thế, tư tưởng Phật giáo hòa nhập vào đời sống tinh thần của người dân một cách tự nguyện. Theo truyền thuyết, Phật giáo có mặt tại nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước với sự tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung (thời Hùng Vương thứ 6)1. Những thế kỷ sau, Phật giáo được lan tỏa, đặc biệt trên địa bàn các trung tâm kinh tế của các quận Giao Chỉ hay Cửu Chân như Luy Lâu (Bắc Ninh), Đại Bi (Nghệ An). Những tín ngưỡng thờ dân gian của người dân bản địa như thờ mây, mưa, sấm chớp được Phật giáo hội nhập thành thờ Phật Tứ pháp quanh vùng Luy Lâu hình thành nên hệ thống Phật giáo trung tâm ban đầu2. Hội nhập một cách hịa bình, giáo lý gần gũi với đời sống tinh thần của cư dân, được sự ủng hộ của nhân dân đã tạo nên thời kỳ Phật giáo phát triển sâu rộng khắp mọi vùng của đất nước: “Xứ Giao Châu có đường thơng với Thiên Trúc, khi Phật pháp mới đến Giang Đơng chưa khắp thì ở Luy Lâu đã có tới 20 ngơi bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng, và dịch được 15 quyển kinh rồi”3. Từ trung tâm Luy Lâu, Phật giáo lan tỏa đến nhiều vùng trong nước và duy trì phát triển theo chiều dài lịch sử. Thời kỳ này được biết đến với nhiều vị cao tăng nổi tiếng như: Ma La Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác đại diện cho các thiền phái Tỳ ni đa lưu chi, Vơ Ngơn Thơng...4, đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo dân tộc giai đoạn sau trong lịch sử.

Như vậy, trong những thế kỷ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, để dập tắt tinh thần dân tộc của người Việt, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã 1. Tham khảo thêm Lê Mạnh Thát: Lịch sử Phật giáo Việt Nam: Từ khởi nguyên

đến Lý Nam Đế (544), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, t.I.

2. Tham khảo thêm Trần Thế Pháp: Lĩnh Nam chích quái, Sđd.3. Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1990, tr.89. 3. Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1990, tr.89.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)