Đơ Dương. Đến huyện Cư Phong thì [bọn Đơ Dương] đầu hàng”1. Trong cuộc xâm lăng và đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện - tên tướng cầm đầu đạo quân xâm lược sau gần hai năm đánh giết đã tàn sát gần hết những “cừ súy” là thủ lĩnh các cộng đồng người Việt, họ là lạc hầu, lạc tướng, hậu duệ của quý tộc người Việt trên các vùng, mọi địa phương. Số còn lại gần 300 lãnh tụ nghĩa quân bị bắt, đày sang Linh Lăng (Hồ Nam) xóa sổ tầng lớp tinh hoa của người Việt. Sau sự kiện này, tầng lớp lạc hầu, lạc tướng hầu như khơng cịn được nhắc đến. Để tận diệt về biểu tượng của người Lạc Việt, Mã Viện cho tịch thu hết các trống đồng, biểu tượng quyền lực, tinh thần của tầng lớp quý tộc, đem nấu chảy, đúc thành ngựa đồng dâng vua Hán. Sách Hậu Hán thư ghi: “Viện tính thích cưỡi ngựa, giỏi phân biệt danh mã, được trống đồng Lạc
Việt ở Giao Chỉ bèn đúc thành hình ngựa mẫu đem về dâng vua”2. Sau khi
bình định xong, củng cố chính quyền đơ hộ năm Kiến Vũ thứ 20 (năm 44), Mã Viện đem quân về nước. Sau hai năm chinh chiến, do khí hậu khắc nghiệt, lam sơn chướng khí, do giao tranh khốc liệt với đội quân cảm tử yêu nước người Việt, đạo quân xâm lăng bị chết mất tới 4, 5 phần3. Đây là cái giá phải trả cho cuộc xâm lăng. Đánh giá về cuộc khởi nghĩa, Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét: “Vua rất hùng dũng, đuổi Tô Định, dựng nước xưng vương, nhưng vì là vua đàn bà, khơng thể làm nên cơng tái tạo”4. Sử gia Lê Văn Hưu đánh giá: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”5. Cuộc đấu tranh giành độc lập tuy thất bại nhưng đã nêu cao tinh thần độc lập, niềm tin dân tộc trong cuộc chống đô hộ lâu dài từ kẻ thù phương Bắc6.