Nam Tề thư, quyển 58, tờ 7a.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 89 - 90)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

1. Nam Tề thư, quyển 58, tờ 7a.

thường thay thế hoặc chỉ sử dụng tầng lớp hào trưởng địa phương làm thuộc cấp. Về thuế khóa, những quan lại địa phương cấp thấp phải thực thi trực tiếp chính sách vơ vét của chính quyền nên họ hiểu sự tàn bạo của chính sách và sự khốn cùng của người dân. Về kinh tế, hệ thống quan lại mới tìm mọi cách cướp đoạt ruộng đất, nơ dịch người dân và biến những người nông dân mất đất thành nơng nơ, nơ tì, người làm thuê cho tầng lớp địa chủ mới. Những chính sách tơ thuế, cướp ruộng đất triền miên khiến cho quyền lợi kinh tế cùng địa vị chính trị của tầng lớp quan lại giảm sút trước cộng đồng, thúc đẩy thêm mâu thuẫn giữa tầng lớp quan lại phong kiến ngoại bang thống trị và tầng lớp quan lại phong kiến, hào trưởng địa phương ngày càng sâu sắc. Họ đã liên kết với nhân dân đứng dậy đấu tranh giành quyền tự chủ. Dưới thời nhà Lương, viên quan Thứ sử Giao Châu “Vũ Lâm hầu Tiêu Tư vì hà khắc, tàn bạo mất

lòng người”1 là kẻ tham lam bạo ngược. “Thứ sử Giao Châu, có tính nghiêm

khắc, sinh nhiều sự xích mích, thất nhân tâm”2 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện năm 541, Lý Bí, một hào trưởng người địa phương, đã lãnh đạo phong trào nổi dậy giành độc lập, lập nên Nhà nước Vạn Xuân.

Theo ghi chép về Lý Bí: “Tổ tiên là người Bắc,... mới tránh sang ở đất

phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam”3. Một số nghiên cứu gần đây

cho rằng, Lý Bí là đời thứ 11 của dịng họ Lý sang Âu Lạc tránh nạn từ thời Tây Hán, dịng họ này đã đồng hóa thành người Việt nên sử Trung Quốc ghi ông là “Giao Châu thổ nhân”4. Ơng là người có tài văn võ, vốn nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc làm “Giám quân ở châu Cửu Đức” gặp loạn trở về trang Thái Bình - q hương ơng và liên kết với hào kiệt mấy châu hưởng ứng nổi dậy. Sau này dựa vào các nguồn tài liệu ghi chép cho biết trang Thái Bình, quê hương của Lý Nam Đế thuộc thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay5.

1, 3. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.179, 178.2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.177. 2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.177.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)