sự đồng hóa văn hóa nên ln có ý thức nổi dậy giành độc lập. Trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, người dân nơi đây đã âm thầm chuẩn bị lực lượng nổi dậy khi có điều kiện. Hệ thống tư liệu những thần tích, thần phả cịn giữ được trong nhiều làng quê ở Hải Dương ghi chép lại cho biết thành phần tham gia khởi nghĩa có nhiều tầng lớp khác nhau trên khắp các địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay như các vùng đất: Bình Giang, Cẩm Giàng, Kinh Mơn, thành phố Hải Dương, Gia Lộc, Nam Sách, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Chí Linh. Ngồi ra cịn có các cuộc khởi nghĩa của các địa bàn lân cận vốn thuộc phần đất Xứ Đông xưa như Đông Triều (Quảng Ninh), An Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Lãnh đạo các đội quân nổi dậy trước hết là tầng lớp quý tộc trong vùng được thừa hưởng thế tập từ các triều đại trước. Thần tích nhiều ngơi làng trên địa bàn Hải Dương còn ghi lại những nhân vật lịch sử tham gia góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc. Thần tích làng Quý Dương, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng cho biết người tham gia cuộc khởi nghĩa có tên là Cao Danh Hành, giữ chức tri huyện (tức huyện Cẩm Giàng ngày nay). Trước sự tàn ác của giặc Hán đô hộ, ông cùng con trai là Ngũ Lang âm thầm chuẩn bị khởi nghĩa. Tô Định tỏ ý ngờ vực cha con ơng có ý làm phản nên đã bắt, giết ông, lại cho quân về Quý Dương tầm bắt Ngũ Lang con ông. Ngũ Lang cùng bốn anh trai và mẹ chạy tị nạn vào Đông Nam Sơn, thuộc châu Ái. Ngũ Lang vô cùng căm giận Tơ Định đã giết cha mình và ni chí báo thù. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ông xin yết kiến gia nhập nghĩa binh và trở về Quý Dương chiêu mộ được hơn 2.000 quân, hội cùng quân Hai Bà Trưng tiến đánh Tô Định làm cho quân giặc thua chạy. Khi Mã Viện sang xâm lược, ông tổ chức kháng cự, quân Hai Bà Trưng tan vỡ, Hai Bà tự vẫn. Ông âm thầm trở về Quý Dương ở ẩn tránh sự tàn sát của kẻ thù1.
Thần tích đình Chi Khê, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng cho biết: Bà Lã Thị Nương có cha làm trưởng quan huyện Đa Cẩm, phủ Hồng Châu, đạo Hải Đơng. Tơ Định thấy Lã Thị Nương có tài sắc, muốn lấy làm vợ. Bà không chịu. Tô Định nổi giận giết cha bà. Bà cõng mẹ vào núi Châu Diên chỉ trời 1. Theo Thần tích đình Q Dương, xã Tân Trường, huyện Cẩm Bình (nay là huyện Cẩm Giàng), tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
vạch đất quyết không đội trời chung với Tô Định, liền bảo gia nhân chiêu mộ binh lính chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, vợ chồng bà đã khao quân và chọn 50 người làm gia thần cùng kéo về đại bản doanh ở Hát Môn tham gia hội thề khởi nghĩa, gia nhập đội binh đánh đuổi Tô Định. Khi Mã Viện xâm lược, Hai Bà Trưng tử trận, vợ chồng bà cùng tự tận theo tại quê nhà. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khởi phát từ vùng đất Mê Linh, được sự ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân các vùng đất khác, trong đó có nhân dân Hải Dương. Khi hội thề cửa sông Hát vang lời kêu gọi giành độc lập dân tộc lan tỏa thì lịng u nước của mỗi người dân đều bùng lên. Những thần tích, bi ký, truyền thuyết, dã sử của nhiều làng quê, đặc biệt là những vùng đất thuộc Hải Dương gần địa bàn Luy Lâu đã ghi chép sự có mặt của những đội quân từ các làng, xã “góp gió tạo nên bão” trong cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên này. Những thần tích, truyền thuyết ghi chép trên vùng đất Hải Dương đã góp thêm nhiều nguồn tư liệu quý về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà các tư liệu chính sử chưa đề cập.
Đình Chi Khê, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng
Tượng Lã Thị Nương - nữ tướng của Hai Bà Trưng
tại đình Chi Khê Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Thần tích đình Tào Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang ghi lại lời khẩn cầu trong hội thề sông Hát của Hai Bà Trưng: “Trời sinh một người là tổ tông muôn vật, chúa linh thiêng là liên quan đến thảo mộc khai sinh. Trải qua triều đại trước, bậc đế vương thiên tử thánh minh, triều đình có đạo đức yêu nước thương dân, đức lớn sâu rộng thấm nhuần khắp thiên hạ,
che chở cho đất nước thanh bình, quốc gia vơ sự, nay có người họ khác tên là Tơ Định đem thân dê chó thường ngơng cuồng bạo ngược, tàn sát sinh linh, khiến thiên địa thần nhân đều phẫn nộ. Thiếp là cháu gái vua Hùng thuở trước, một thân con gái, nói đến sinh dân thì hồng thiên cũng rơi lệ. Nay đau lòng trước nỗi thống khổ của dân sinh, lấy nghĩa lớn trừ tàn bạo ngược, nguyện mong chư vị thần linh hội đồng đàn chứng giám giúp sức. Thiếp Trưng Nữ thề dấy binh đánh giặc bảo vệ đất nước, cứu giúp dân sinh, quyết khôi phục giang sơn gấm vóc của tổ tơng”1.
Thần tích của đình cịn cho biết về nhân vật Đặng Hưng Phúc hưởng ứng
Hịch cứu nước của Hai Bà Trưng “lập tức chiêu mộ hương binh được hơn một
nghìn người, dẫn binh đến thẳng đồn của Trưng Nữ để ứng tuyển. Trưng Nữ thấy Cơng là người văn võ tồn tài liền cho các binh sĩ đều nhận quan tước và thăng Công làm chỉ huy sứ Thượng tướng quân. Trưng Nữ cử Công tuần hành trước để đề phịng hai lộ Đơng Bắc. Ngay hơm đó, Cơng lãnh mệnh lên đường quyết chiến, tinh kỳ phấp phới vạn dặm, chiêng trống như sấm động nghìn non”. Sau thắng lợi, “Trưng Nữ lên ngôi vua là Trưng Nữ Vương và vời Công về triều,... và bằng lịng cho Cơng trở về hưởng thực ấp ở huyện Đường An”. Khi Mã Viện dẫn quân sang đàn áp, Trưng Vương thất thế “Phúc Công liền dẫn binh rút lui về khu Giáp Tào, trang Ngọc Cục, khi quân Hán đến bao vây, Cơng cùng binh sĩ chiến đấu rồi hóa”2.
Thần tích đình Lãng Xun, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc ghi lại lời khẩn cầu của Hai Bà Trưng: “Là cháu gái của Vua Hùng, nói khiến cho sinh linh hồng thiên cũng rơi lệ. Hơm nay đau lịng vì phu qn bị giết hại, kho tàng của cải bị chúng vơ vét sạch. Trọng nghĩa trừ tà, dốc lực giúp dân cứu nước. Trưng Nữ đề binh giết giặc, cứu giúp dân lành ra khỏi nước sôi, lửa bỏng”3.
Hưởng ứng lời thề ấy, trên nhiều vùng đất, làng mạc, trang ấp Hải Dương đã dấy binh kéo về Mê Linh tham gia khởi nghĩa.