Tham khảo thêm Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 70 - 72)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

4. Tham khảo thêm Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học,

tiến hành tổ chức lại bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ, hoàn chỉnh từ cấp quận đến các vùng xa xôi, huyện lệnh, quan lại được lựa chọn bổ nhiệm trực tiếp vào bộ máy cai trị. Đây là bộ máy quan lại thay mặt triều đình tiến hành thu tơ tức, cống thuế, bóc lột kinh tế, đồng hóa người bản địa về văn hóa và đàn áp nhân dân khi có sự phản kháng. Mặc dù dưới sự cai trị hà khắc của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, việc đồng hóa văn hóa ln song hành với bóc lột kinh tế, để giữ vững quyền thống trị, nhưng xã hội người Việt thời kỳ này đã cho thấy những thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

Về cương vực lãnh thổ, thời kỳ này Giao Châu được mở rộng về phía Nam, xuất hiện thêm quận Nhật Nam cùng cư dân sinh sống trên địa bàn và dần ổn định trong lãnh thổ chung dưới sự quản lý của bộ máy quan lại các triều đại phong kiến Trung Quốc. Dân số thời kỳ này có sự gia tăng, dần trở nên đơng đúc. Ngồi sự phát triển tự nhiên của cư dân Việt cịn có sự gia nhập của nhiều tầng lớp cư dân người Hán, hay sự gia nhập của các tộc người trên các vùng đất mới mở rộng tạo nên sự gia tăng dân số cơ học và tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất.

Văn hóa dân tộc trên nền tảng văn hóa truyền thống đã được xây dựng, phát triển từ thời dựng nước, thời kỳ này có sự gia nhập ồ ạt của các hệ thống văn hóa tư tưởng từ Trung Hoa đưa lại, Nho giáo, Đạo giáo đã có mặt tại Giao Châu. Bên cạnh đó, qua giao lưu thương mại, Phật giáo từ Ấn Độ có mặt và bước đầu gia nhập vào đời sống tinh thần của người dân Việt. Đây có thể coi là thời kỳ hội nhập những tư tưởng từ các nguồn gốc khác nhau vào đời sống tinh thần người dân Việt. Tiếp thu chọn lọc các tư tưởng bên ngoài, trên nền tảng truyền thống để xây dựng nên nền văn hóa Việt căn cốt được gìn giữ là cơ sở nền tảng để hình thành bản lĩnh văn hóa dân tộc trong thời kỳ đầy biến động chống đồng hóa văn hóa.

Về kinh tế, bên cạnh sản xuất nơng nghiệp truyền thống, thủ cơng nghiệp được hình thành, phát triển buổi ban đầu, những kinh nghiệm canh tác, kinh nghiệm khai hoang, kỹ thuật thủy lợi, trồng trọt được người Việt tiếp thu, phát triển trong nông nghiệp đã tạo nên sự mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng. Những ngành nghề thủ công nghiệp như đồ gốm, dệt vải, sản xuất vật liệu xây dựng có những tiến bộ mới đáp ứng nhu cầu của người dân. Sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của

người Việt dưới sự cai trị của quan lại phong kiến các triều đại Trung Quốc đã tạo nền móng, tiền đề cho các giai đoạn lịch sử tiếp theo của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)