Tân Đường thư, quyển 49 hạ, phần Bách quan tứ hạ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 115 - 116)

V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)

1. Tân Đường thư, quyển 49 hạ, phần Bách quan tứ hạ.

với 4.200 quân. Mỗi châu, huyện được tổ chức xây dựng các thành lũy làm nơi trú đóng quân sĩ và quản lý hành chính của bộ máy cai trị. Trong ba thế kỷ dưới sự đô hộ hà khắc của nhà Đường, với hệ thống tổ chức hành chính hồn chỉnh từ hương, xã đến trung ương, nhà Đường đã thực thi nhiều chính sách tàn bạo cùng với hệ thống quan lại cai trị là những kẻ tham lam vô độ. Chế độ lao dịch là một gánh nặng thường xuyên hằng năm với người dân. Hệ thống quan lại ở An Nam đơ hộ phủ thay mặt triều đình quản lý vùng đất. Để làm tốt chức năng cai trị, chúng cho xây dựng hệ thống thành lũy trên các vùng đất khác nhau làm trị sở, nơi đồn trú của binh lính và sẵn sàng đàn áp khi người dân phản kháng. Người dân bị bắt đi lao dịch xây đắp liên miên. Chẳng hạn, xây đắp La Thành ở vùng trung tâm, năm 767, “Trương Bá Nghi đắp La Thành tại An Nam, cơng trình chưa xong, đến năm Ngun Hịa thứ 3, Đơ hộ là Trương Chu đắp tiếp thêm mới hồn cơng. Lâm Tư nói rằng: La Thành chu vi 2.000 bước, tốn hết 25 vạn công”1, sau này Cao Biền lại xây dựng bổ sung hồn chỉnh “La Thành vịng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước; thân thành cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp những nữ tường nhỏ trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cửa nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Đắp lại con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước, cao 1 trượng 5 thước, chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian”2. Ngoài trị sở trung tâm, tại các châu quận, kể cả các vùng Ái Châu, Hoan Châu xa xôi, nhà Đường huy động đắp thành xây dựng các trị sở làm hao sức người, sức của, phục dịch vô cùng thống khổ. Đường thư ghi lại: “đô hộ trước là Điền Tảo bắt làm lũy gỗ. Tiền xuất người dân đóng hằng năm đã khơng dung hạn nộp đủ mà việc trách địi ngày càng gấp” khiến người dân vô cùng khổ cực.

Chế độ thuế khóa là chính sách thường xun thực hiện hằng năm để vơ vét của cải, sản vật, một phần đưa về chính quốc, một phần giữ lại phục vụ cho hệ thống quan lại và xây dựng cơng sở, thành lũy tại bản địa. Chính sách này đã tạo điều kiện cho bọn quan lại đơ hộ các cấp tìm cách tăng thuế khóa nhằm giữ lại cho mục đích riêng tư dưới danh nghĩa triều đình. Nhà Đường thi hành chính sách tơ thuế ở An Nam đơ hộ phủ như chính sách thuế khóa trong nước, với phép thu tơ, dung, điệu gồm: tơ là thu thuế theo diện tích ruộng đất canh tác,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)