- Thần tích đình Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
1. Thần tích miếu Tứ Giáp, xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà, tư liệu lưu tại Bảo
tàng tỉnh Hải Dương.
ngủi ghi chép về một thời kỳ đầu độc lập của dân tộc mặc dù vẫn bị lệ thuộc
các triều đại phong kiến Trung Hoa. Các bộ sử Việt Nam như Việt sử lược,
An Nam chí lược, đều khơng ghi chép về sự kiện Khúc Hạo nhân cơ hội nhà
Đường tan rã tự xưng là Tiết độ sứ, đứng ra quản lý đất nước. Các bộ sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không ghi chép về chuyện tiếm xưng này. Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là tư liệu đầu tiên đề cập sự kiện “năm Thiên Hựu thứ 3 (năm 906), gia phong cho Tĩnh Hải Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ chức Đồng Bình chương sự” nhưng lại chua thêm rằng: Khúc Thừa Dụ thừa lúc loạn lạc chiếm cứ An Nam. Sự kiện Khúc Thừa Dụ sau này được Lê Quý Đôn đề cập trong tác phẩm Vân đài loại ngữ, được dẫn theo sách
Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, như sau: Ngày Ất Sửu tháng Giêng năm
Thiên Hựu thứ ba đời Đường (Chiêu Tuyên đế) thăng chức Tĩnh Hải Tiết độ sứ là Khúc Thừa Dụ và gia phong Đồng Bình chương sự, Thừa Dụ tức Khúc Tiên chúa, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ đều là con cháu Thừa Dụ. Việc này khơng thấy chép trong chính sử của ta1. Sự kiện Khúc Thừa Dụ sau này được đề cập liên tục trong các bộ sử về sau. Trong Đại Việt sử ký tiền biên, Ngơ Thì Sĩ cịn chú thêm: “Trước đây Giao Châu loạn, Tiết độ là Tăng Cồn bỏ thành chạy về Bắc. Thừa Dụ vốn là thổ hào, tự xưng Tiết độ sứ, rồi xin mệnh với nhà Đường,
vua Đường nhân đó trao cho chức ấy”2. Khâm định Việt sử thông giám cương
mục còn ghi cụ thể: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu, Thừa Dụ
tính khoan hịa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh hào trưởng một xứ. Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ và xin mệnh lệnh với triều Đường”3. Sự kiện Khúc Thừa Dụ, một thổ hào người Việt tự xưng Tiết độ sứ đứng lên quản lý đất nước, sau này được các sử gia đánh giá cao trong buổi đầu giành độc lập dân tộc. Sách Việt sử cương mục tiết yếu đánh giá: “Nhà Đường đến đời Chiêu Tuyên (889 - 905) quần hùng đua nhau nổi lên, mà Khúc Thừa Dụ nổi lên ở An Nam là do trời. An Nam dựng nước 1. Xem Lê Quý Đôn: Vân đài loại ngữ (bản địch của Tạ Quang Phát), Sài Gòn, 1972, tr.154-155.