độc lập dân tộc của các Vua Hùng được tái lập. Bà Trưng Trắc xưng vương, xây dựng triều đình độc lập:
Đơ kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta1.
Cho đến nay chưa có nguồn sử liệu viết về tổ chức xã hội sau khi đất nước giành được độc lập và triều đình Hai Bà Trưng tồn tại như thế nào. Tuy vậy, những ghi chép trong thần tích, thần phả các vùng cho biết sau khi khởi nghĩa giành độc lập thắng lợi, xây dựng triều đình riêng, nhà nước Hai Bà Trưng xóa bỏ chính quyền cai trị của nhà Hán, xây dựng chính quyền của người Việt. Tổ chức bộ máy vẫn giữ nguyên các đơn vị hành chính quận, huyện do nhà Đơng Hán để lại. Đây chính là cơ sở ban đầu từ các cộng đồng, bộ lạc do các lạc hầu, lạc tướng quản lý trong buổi đầu dựng nước. Các vùng đất này được giao cho các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa quản lý thay thế đội ngũ quan lại cai trị nhà Hán, quyền tự chủ, tự trị được điều hành bởi các thủ lĩnh địa phương theo truyền thống tiếp nối từ thời Hùng Vương - An Dương Vương. Hai Bà Trưng xây dựng vùng đất kinh đơ trên địa bàn khởi nghĩa của mình. Từ đây các chính sách xây dựng đất nước được ban hành, xóa bỏ những luật lệ hà khắc trói buộc của nhà Hán, tiến hành khôi phục những phong tục tập quán của người Việt, “dân theo tục cũ”2 chống lại sự đồng hóa. Theo Thủy kinh chú cho biết: chính quyền Hai Bà Trưng “thu thuế được hai năm của dân quận Giao
Chỉ và Cửu Chân”3, nhưng có tài liệu ghi rằng Hai Bà tha thuế má cho dân
hai nơi đó trong hai năm làm vua4.
Chính quyền Trưng Vương là chính quyền độc lập đầu tiên sau một thời gian dài bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài chống lại ách đơ hộ của phong kiến Trung Hoa trên cơ sở thắng lợi của cuộc khởi nghĩa toàn dân. Đây là bằng chứng lịch sử hùng hồn về ý thức độc lập dân tộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được kế thừa từ 1. Xem Lê Ngô Cát: Đại Nam quốc sử diễn ca, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Hà Nội, 2018 (Đặng Huy Trứ hiệu đính).