để khỏi sa vào tay giặc, vào mồng 6 tháng Hai năm Quý Mão (năm 43). Như vậy, sau hơn một năm chiến đấu anh dũng, trải qua bao gian khổ, khó khăn, triều đình Hai Bà Trưng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán. Sau gần một năm đánh dẹp tạm yên vùng châu thổ Bắc Bộ, cuối năm 43, Mã Viện xua quân tàn sát các đội quân trên các vùng khác nhau nhằm đập tan sự kháng cự cuối cùng của người Việt. Theo truyền thuyết, khi quân nhà Hán vào đất Cửu Chân đàn áp các nhóm nghĩa qn do Đơ Dương, Chu Bá lãnh đạo rút về vùng núi này tổ chức kháng chiến, đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đội quân Nàng Tía rút quân từ Cấm Khê về chặn tại cửa Thần Phù, con đường thủy dẫn vào đất Cửu Chân, hay gặp sự chống cự quyết liệt của tướng Nguyễn Thành Công ở trang Tân Quy trước khi tấn công đội quân của Chu Bá trấn giữ quận Tư Phố, vây hãm thành Vô Biên, Cư Phong (tỉnh Thanh Hóa ngày nay) khiến Đơ Dương phải đầu hàng. Sách Hậu Hán thư viết: “Mã Viện đem hơn hai nghìn lâu thuyền lớn nhỏ, hơn hai vạn chiến sĩ đi đánh giặc ở Cửu Chân là bọn Đô Dương, dư đảng của Trưng Trắc. Từ huyện Vô Công đến huyện Cư Phong, chém bắt hơn năm nghìn người”1. Sách Thủy kinh chú ghi lại: “Tháng Mười năm Kiến Vũ thứ 19 (năm 43) Mã Viện xuống Nam vào Cửu Chân. Đến huyện Vô Thiết cừ súy giặc đầu hàng. Tiến vào huyện Dư Phát cừ súy Chu Bá bỏ quận chạy trốn vào miền rừng sâu, chằm rộng, tê voi tụ ở, dê, bị vài nghìn con, từng đàn voi mấy chục, mấy trăm con,... Đến huyện Cư Phong cừ súy
không hàng, Viện chém đầu mấy chục, mấy trăm người”2. Sự kiện này được
xác nhận theo ghi chép về “Mã Viện truyện” trong Hậu Hán thư thì trận đánh tại huyện Cư Phong, Mã Viện đã giết hơn 5.000 người, thủ lĩnh Đô Dương phải đầu hàng, nghĩa quân sống sót phải phân tán rút lui về vùng núi hiểm trở phía tây, tây nam tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Sau khi dẹp tan sự kháng cự cuối cùng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hoàn toàn bị đàn áp. Nền độc lập non trẻ bị tiêu diệt, nước ta lại rơi vào cảnh đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại sự kiện này: “Hán Kiến Vũ năm 19. Mùa xuân, tháng Giêng, Trưng Nữ Vương cùng em gái là Nhị chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, đều thua chết. Mã Viện đuổi theo đánh qn cịn sót là bọn