Theo Thần tích đình Tam Lương, xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 105 - 106)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

2. Theo Thần tích đình Tam Lương, xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

quân giặc thua tan tác, đất nước trở lại thái bình. Khi các ơng mất, vua ban sắc chỉ dựng miếu thờ1.

Nhà nước Vạn Xuân non trẻ do Lý Bí khởi dựng trong thời gian ngắn luôn phải đối mặt với các cuộc xâm lăng từ nhiều phía để gìn giữ nền độc lập. Cuộc xâm lăng từ phía Bắc của các đạo quân nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu là nguy cơ lớn nhất luôn đe dọa cướp đi nền độc lập dân tộc. Mặc dù được nhân dân ủng hộ, quân sĩ một lòng, nhiều trận đánh khốc liệt nổ ra chặn địch trên nhiều vùng đất, trong đó có những trận đánh dữ dội trên vùng đất Hải Dương xưa nhằm chặn con đường tiến của giặc từ phía đơng về kinh đơ, nhưng trước đội quân hùng hậu, thiện chiến, bạo tàn của quân xâm lược, cuộc kháng chiến dần bị thối trào. Lý Bí lui quân về động Khuất Lạo và trao quyền tổ chức kháng chiến cho Triệu Quang Phục. Từ đó, việc tổ chức kháng chiến của triều đình Vạn Xuân bị chia làm hai lực lượng. Triệu Quang Phục dẫn quân cùng bộ tướng lui về quê hương là vùng sơng nước quen thuộc. Hồng tộc nhà Lý, trong đó có Lý Phật Tử, dẫn quân lui về vùng đất Cửu Chân tổ chức kháng chiến. Sau khi Lý Nam Đế mất, nhưng với vai trò và những cống hiến của mình nên ảnh hưởng của triều đình Vạn Xuân cùng uy tín của ơng vẫn được người dân trong nước và người Hải Dương kính trọng.

Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên, địa bàn “huyện Chu Diên đời Lương có lẽ từ đời Ngơ đến đời Tùy khơng thay đổi vị trí”2. Theo khảo cứu cho biết: “Huyện Chu Diên bấy giờ ở phía dưới sơng Lục Đầu, vào khoảng lưu vực sơng Thái Bình. Tân Đường thư (quyển 31) chép rằng, cửa sông A Lao ở châu Chu Diên (huyện Chu Diên). Thiên hạ quận quốc lại bệnh thư chép cửa sông A Lao thuộc huyện Đa Cẩm (nay là huyện Cẩm Giàng), châu Thượng Hồng tức là đất tỉnh Hải Dương. Đó lại là một chứng cứ tỏ rằng Chu Diên bấy giờ ở vào miền Hải Dương ngày nay,... Sử lại chép rằng, Triệu Quang Phục quê ở Chu Diên. Đầm Dạ Trạch nơi mà Triệu Quang Phục rút quân về sau khi Lý Bơn thất bại là ở Khối Châu,... đầm Dạ Trạch cũng là ở trong đất Chu Diên. Như vậy, huyện Chu Diên bấy giờ là gồm cả miền tỉnh Hưng Yên ngày nay”3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)