Xem Tăng Bá Hồnh, Nguyễn Duy Cương: “Mộ thuyền Đơng Quan”, in trong

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 45 - 47)

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997, Sđd, tr.155-156.

4. Xem Đặng Đình Thể, Nguyễn Duy Cương: “Mộ cổ thơn An Lại, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương)”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương)”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002,

Ngồi những ngơi mộ được tìm thấy tại địa điểm đồi thông thôn Lê Xá (xã Lê Ninh, thị xã Kinh Mơn), cịn phát hiện được một sưu tập vũ khí bằng đồng cho thấy có thể nơi đây đã diễn ra cuộc chiến khốc liệt mà dấu vết còn để lại đến ngày nay. Trong lịng đất cửa đình thơn Phú Qn (xã Cẩm Định, huyện Cẩm Giàng) đã tìm thấy nhiều giáo đồng, mũi tên đồng, là những vũ khí được sử dụng trong cuộc nổi dậy và chống xâm lăng của người dân ở đây.

Các tài liệu ghi chép cùng những bằng chứng vật chất, những vũ khí tìm được cho thấy trên địa bàn Hải Dương xưa có rất nhiều người xuất thân từ tầng lớp quý tộc người Việt thời Hùng Vương, An Dương Vương sau này được nhà Triệu - Hán sử dụng làm quan lại cấp thấp để quản lý người dân tại chỗ, đã cùng người dân tham gia khởi nghĩa và chống xâm lược. Điều này cũng cho thấy mặc dù nhà Triệu - Hán đô hộ nhưng tính độc lập, tự chủ của các nhóm người Việt trên địa bàn Hải Dương khá cao. Chính vì thế, những thành tựu văn hóa Việt thời dựng nước vẫn được duy trì, bảo lưu và có sức sống âm ỉ trong lịng xã hội bị đơ hộ. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, những vị thủ lĩnh lãnh đạo các đội quân tham gia chiến đấu đều có nguồn gốc “con Lạc, cháu Hồng” hưởng ứng cuộc khởi nghĩa giành độc lập. Những người tham gia có mặt trên mọi địa bàn. Theo thống kê bước đầu, có đến 20 tướng lĩnh trên vùng đất Hải Dương theo đường ngược sông Kinh Thầy, sông Đuống, sông Hồng về tụ nghĩa tại hội thề sơng Hát, từ đó tỏa đi các nơi phát động cuộc khởi nghĩa. Nằm trên địa bàn cửa ngõ thông với biển, gần trung tâm đầu não, thủ phủ đô hộ của nhà Hán, cuộc chiến tại Hải Dương thời kỳ này diễn ra khốc liệt, đặc biệt là những trận đánh trên các địa bàn Kim Thành, Kinh Mơn, Chí Linh xưa với việc phát hiện nhiều mộ chôn tập thể, cùng nhiều loại vũ khí hay các tên gọi, như gị Ma Việt, gợi nhớ đến những linh hồn người Việt hy sinh trong trận chiến giành độc lập dân tộc đầu tiên này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc với sự tham gia, góp sức của người dân Hải Dương đã tạo nên truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, được kế thừa và phát triển trở thành giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam. Dù kết cục thế nào thì cuộc kháng chiến của Trưng Vương khơng chỉ là mẫu hình tuyệt vời của tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn đánh dấu mốc sự phát triển vượt bậc của tinh thần dân tộc, lực lượng dân tộc và đội quân dân tộc. Đây là một cái mốc

bản lề khẳng định những giá trị vĩnh viễn của thời đại dựng nước Hùng Vương - An Dương Vương, nền văn hóa, văn minh Văn Lang - Âu Lạc, đặt cơ sở nền tảng cho thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh trường kỳ đi đến độc lập hoàn toàn suốt một thiên niên kỷ. Cuộc khởi nghĩa này vì thế khơng chỉ là sự mở đầu cho tương lai phát triển của đất nước ở thiên niên kỷ đầu tiên, mà còn là sự định hướng cho tồn bộ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam trong các thiên niên kỷ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)