Theo Thần tích miếu Bình Đê, xã Bình Xun, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 100 - 102)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

3. Theo Thần tích miếu Bình Đê, xã Bình Xun, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

2. Theo Thần tích đình Nội Hưng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

3. Theo Thần tích miếu Bình Đê, xã Bình Xun, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Đình Vạn Niên (thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách) thờ Nguyễn Quý Minh

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Khi Nhà nước Vạn Xuân ra đời, người Hải Dương cùng nhân dân cả nước hưởng ứng cuộc đấu tranh giành độc lập, chống lại nạn ngoại xâm. Tư liệu lịch sử cho biết, nạn ngoại xâm thời kỳ này khơng những đến từ phía Bắc mà cịn đến cả từ phía Nam. Phía Bắc, nhà Lương đưa các đạo quân hùng mạnh sang hịng khơi phục lại ách đơ hộ. Phía Nam, phía Tây, qn Lâm Ấp hay giặc từ Ai Lao nhân cơ hội Nhà nước Vạn Xuân còn non trẻ đã đưa qn tràn sang cướp bóc.

Thần tích đình Thượng Hải, xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ cho biết, sau khi Lý Bí lên ngơi, lập lên Nhà nước Vạn Xn, vua tổ chức thi tuyển chọn người tài giúp nước. Có ba anh em Đào Viết Cơng, Đào Viết Hồng và Đào Viết Quan người của phủ Nghĩa Hưng, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào ứng thí và trở thành tướng của triều đình Vạn Xuân. Khi giặc Lương xâm lược nước ta, theo lệnh vua, ba anh em cầm quân chống giặc. Đào Viết Công và Đào Viết Quan thống lĩnh quân thủy; Đào Viết Hoàng thống lĩnh quân bộ. Hai đạo quân theo lệnh vua thẳng tiến hội quân tại vùng cửa sông Bạch Đằng để chống đạo quân xâm lược theo đường biển kéo sang gặp quân Lương đóng đồn tại đó. Hai cánh quân hợp sức tiến đánh khiến giặc Lương thua tan tác. Sau chiến thắng, vua giao cho ba anh em

đi tuần hành các vùng giúp dân yên nghiệp làm ăn. Khi đi đến trang Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ thì ba ơng hóa. Cảm ơn cơng đức, dân xây dựng nơi thờ cúng làm phúc thần bảo vệ dân làng1.

Thần tích đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, huyện Ninh Thanh (nay là huyện Thanh Miện) ghi chép về bốn vị tướng của nhà Lý tên là Phạm Văn, Phạm Cơng, Hồng Cơng Bình và Vũ Cơng Tạo được triều đình cử dẫn qn về Hải Dương chặn giặc khi đạo quân Lương do Trần Bá Tiên dẫn đầu sang xâm lược nước ta. Bốn vị tướng dẫn quân về hạ trại ở trang Đào Lâm (nay thuộc xã Đồn Tùng, huyện Thanh Miện) lập phịng tuyến chống giặc từ xa, bảo vệ kinh đô Nhà nước Vạn Xuân. Nhân dân địa phương hết lịng ủng hộ. Ngồi đóng góp lương thực, ủng hộ khí giới, hơn 20 thanh niên địa phương, trai tráng khỏe mạnh đã gia nhập quân đội triều đình chặn giặc. Song, thế giặc mạnh, sau những trận đánh ác liệt, quan quân hao tổn, quân triều đình rút đi. Sau này trong các trận chiến chống xâm lược, bốn ông tham gia và đều hy sinh trong chiến đấu. Nhớ ơn cơng tích của các ơng khi chặn giặc bảo vệ xóm làng tại địa phương, dân làng tơn thờ làm vị thần bảo hộ địa phương2.

Theo ghi chép tại đình Đồng Niên, xã Việt Hịa (nay là phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương), vào thời kỳ nước nhà độc lập, vua Lý Nam Đế tổ chức khoa thi chọn người tài giúp nước, có ba cha con họ Phạm, người cha làm Bộ Chủ câu Hải Dương, hai người con là Phạm Phú và Phạm Mỹ “văn chương thấu suốt, võ nghệ tinh thơng” đã cùng triều đình Vạn Xn tổ chức chỉ huy các đạo quân chống quân xâm lược. “Vua cấp cho cha con ba vạn binh mã, một vạn chiến thuyền, chia ba ngả chặn giặc. Đức thánh Cả giữ sông Tam Kỳ, Đức thánh Ba giữ cửa sông Tô Lịch. Bộ Chủ đem quân chặn giặc tại sông Lục Đầu giao tranh bất phân thắng bại. Sau thắng lợi, hai anh em trở về quê “chiêu tập dân đến khai khẩn đất hoang, mở mang nghề nghiệp, dạy dân làm ăn buôn bán, lấy nhân nghĩa liên kết lòng người, làm cho cuộc sống thuận hậu, hòa mục”3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)