Đình Huề Trì, phường An Phụ, thị xã Kinh Mơn
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Thần tích đình Phạm Lý, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện ghi về sự nghiệp của hai anh em Đào Phúc Hựu và Đào Thủy Nương là những người tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Theo thần tích, “nhà Hán sang xâm lược nước ta. Hán đế phong Tô Định làm Thái thú Giao Châu thực hiện việc bành trướng, đồng hóa. Chúng giết người vô cớ, cướp của đem về nước. Các lạc hầu, lạc tướng đều bị tàn sát trong đó có người họ Đào”. Cha của Đào Phúc Hựu và Đào Thủy Nương “vốn mang dịng máu lạc tướng, ln thể hiện tinh thần yêu nước sơi sục chí căm thù giặc. Hai anh em tập hợp các trai đinh trong làng bí mật sắm sửa kiếm cung, tích trữ lương thảo để mong có ngày được thi thố tài năng, đem sức giúp nước”. Khi Hai Bà Trưng nổi dậy, hai anh em đem nghĩa dũng của mình đầu quân và được giao trọng trách tiến đánh Luy Lâu. Giành được độc lập, “Hai Bà Trưng phong cho Đào Phúc Hựu là Phụ quốc an dân - Thủy quân đô đốc, em gái Đào Thủy Nương là Hộ quốc an dân - Thủy tinh công chúa cai quản cấm binh bảo vệ kinh đô Mê Linh”. Khi Mã Viện đem quân sang xâm lược “đội quân do Đào Phúc Hựu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt được nhiều quân giặc, làm cho quân Hán khiếp sợ. Ngày 5 tháng 11 năm Nhâm Dần, trong trận Lãng Bạc cửa sông Hát, ngài đã anh dũng hy sinh.
Sau gần hai tháng chiến đấu với quân giặc, người em gái Thủy Nương cũng hy sinh tại phía nam kinh đơ Mê Linh”1.
Thần tích đình, chùa My Thử, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang ghi lại quá trình tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng của chị em Nguyệt Thai và Nguyệt Độ, “là hai thiếu nữ tài giỏi nghe lời kêu gọi cứu nước của Hai Bà Trưng đã mộ được hơn 2.000 dân binh tham gia nổi dậy. Hai chị em được Hai Bà Trưng phong cho chức Tả - Hữu nội thị Hầu Nương. Hai chị em dẫn quân cứu nghĩa quân đánh đại bại Tô Định. Sau chiến thắng hai chị em về q và hóa tại đây”2.
Thần tích đình làng Bảo Sài, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương có ghi: Trương Mỹ Cơng nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy đã chiêu mộ được hơn 10 người cùng nhau tìm đến Mê Linh tham gia khởi nghĩa: “Trưng Nữ Vương phong Trương Mỹ Cơng làm Đơ thống ngun sối Đại tướng qn, chia binh làm hai đạo, tiến quân theo đường thủy, lập đồn trại tại Bạch Đằng Giang. Hai cánh quân thuyền, ngựa cùng đi, thủy bộ đều tiến, đánh giữ hai bên bờ sông, sấm vang trăm dặm, uy phong như trời”. Sau chiến thắng ngài xin về q an hưởng thái bình3.
Thần tích đền Ơ Xun, xã Cổ Bì, huyện Bình Giang có ghi: Có năm anh em họ Triệu nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa “đã đến yết kiến Trưng Nữ Vương đầu quân, xin đi đánh giặc giúp dân cứu nước. Trưng Nữ Vương phong cho năm anh em là Thượng tướng quân. Năm anh em dũng mãnh chiến đấu. Sau khi thắng trận, Trưng Nữ Vương liền phong thưởng cho năm anh em đồng thời phong cho Hồng Châu thực ấp”4.
Thần tích đình thơn Đồn Bối, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách ghi lại năm vị tướng họ Đào tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Theo ghi chép, những vị tướng họ Đào có nguồn gốc từ “phường Hà Trung, huyện Thạch Hà,