- Thần tích đình Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
1. Thần tích đình Ninh Xá, xã Lê Ninh, huyện Kinh Mơn, tư liệu lưu tại Bảo tàng
Vinh Công. Vinh Công lấy hai người vợ là Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Trai. Bà Nguyễn Thị Hằng sinh được ba người con trai là Phan Kế Tiến, thụy là Quang Tề, con thứ hai là Phan Kế Chính thụy là Quảng Hóa, con thứ ba là Phan Kế Truyên, thụy là Quảng Lại. Bà Nguyễn Thị Trai sinh được hai người con trai là Phan Kế Vinh, thụy là Phổ Hộ, Phan Kế Thiện, thụy là Phổ Huệ. Năm anh em được nuôi dưỡng, trưởng thành, học văn, học võ, tinh thông cung nỏ. Năm ông tham gia làm quan nhà Đường, do bất bình với chính quyền đơ hộ, năm ông treo ấn từ quan về quê. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, người dân trong vùng vơ cùng cực khổ vì chế độ thuế má hà khắc của viên Thái thú Đặng Minh Quang. Người, vật đều bị hại, người dân mong các ông lẽ nào lại để sinh linh lầm than khổ cực. Tiên huynh vui vẻ nhận lời, các hiền đệ đều đồng tình ủng hộ. Năm ơng kêu gọi nhân dân nổi dậy giết tên thái thú ở Nam Sách. Vua Đường bèn cử Thái thú Phó Trùng Oánh thay thế cai trị, cùng 3 vạn quân đến trừ diệt năm ông. Phan Kế Tiến giết chết Phó Trùng Oánh rồi xưng đế, hiệu là Tiên đế. Tiên đế không bệnh mà hóa, mấy tháng sau bốn anh em cịn lại cùng
mất, nhân dân lập miếu phụng thờ hương hỏa làm thần minh”1.
Mặc dù truyền thuyết là sản phẩm của các thế hệ sau bồi đắp, mang niềm tự hào gắn với yếu tố tâm linh, nhưng những di tích đền, miếu được xây dựng trên vùng đất Hải Dương đã ghi nhận các cuộc khởi nghĩa từng diễn ra trên vùng đất này từ thời thuộc nhà Đường. Điều đó đã cho thấy tinh thần quật khởi quyết giành lại độc lập của người dân Hải Dương cùng nhân dân cả nước.
Vào cuối thời Đường, chính quyền trung ương ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến cát cứ nổi lên. Nội tình Trung Quốc lâm vào tình trạng “năm đời mười nước”. Ngồi miền biên viễn phía Nam, năm 905, Giao Châu Tiết độ sứ “Chu Toàn Dục là người ngu đần chất phác, khơng có tài năng tự xin
bãi đi”2. Một năm sau, năm Thiên Hựu thứ 3 (năm 906) nhà Đường mất, nhà
Lương lên thay. Lương Thái tổ Lưu Toàn Trung cử Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ: “Khi ấy, Ẩn chiếm giữ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm giữ châu trị, xưng là Tiết độ sứ”3. Đó là những dịng sử ngắn