Sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 47 - 48)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

1. Sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Sau khi tiêu diệt nhà nước độc lập được thành lập từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hoàn thành cuộc xâm lăng, nhà Hán tiến hành tổ chức lại bộ máy cai trị nước ta khốc liệt hơn. Mã Viện, viên tướng xâm lược nắm hết quyền hành và tiến hành thiết lập lại trật tự nhằm biến nước ta thành quận, huyện của nhà Hán. Đối với những thủ lĩnh quân khởi nghĩa, tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, ngồi những người bị giết, Mã Viện cịn bắt đày hơn 300 lãnh tụ nghĩa quân

sang Linh Lăng (Hồ Nam, Trung Quốc) “Dời cừ súy hơn ba trăm người sang Linh Lăng”1. Đây là sự loại trừ vai trị thủ lĩnh của cộng đồng người Việt, xóa bỏ tầng lớp ưu tú nhằm triệt tiêu uy tín lãnh đạo cộng đồng đề phòng những cuộc khởi nghĩa nổi dậy sau này. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sự đàn áp khốc liệt của Mã Viện với tầng lớp lạc hầu, lạc tướng đã khiến cho tầng lớp này hầu như biến mất, tài liệu lịch sử ghi chép từ đây mất danh hiệu lạc tướng hay lạc hầu, cho thấy chế độ thế tập lạc tướng, lạc hầu hoàn tồn mất hẳn, khơng cịn được duy trì trong xã hội Việt.

Đồng thời, Mã Viện cho tịch thu trống đồng - biểu tượng quyền lực và văn hóa của thủ lĩnh cộng đồng, xóa tàn tích văn hóa Đơng Sơn thời dựng nước nhằm thực thi âm mưu đồng hóa văn hóa thâm độc. Mã Viện cho đem trống nấu chảy đúc thành ngựa đồng dâng lên vua Hán: “Viện tính thích cưỡi ngựa, giỏi phân biệt danh mã, được trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ bèn đúc thành hình ngựa mẫu đem về dâng vua”2. Theo ghi chép, con ngựa đúc bằng đồng đó cao 35 tấc, vòng thân rộng 4 thước, 4 tấc3. Với kích thước lớn đó cho biết, rất nhiều trống đồng - biểu tượng của người Việt bị phá hủy.

Về hành chính, Mã Viện cho chia nhỏ các đơn vị hành chính để dễ bề quản lý và phân tán bớt dân cư, xóa bỏ ảnh hưởng của các lạc hầu, lạc tướng theo thế tập quyền lợi trước kia. Những huyện lớn, dân đông như huyện Tây Vu là địa bàn khởi phát cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đến 32.000 hộ được chia thành ba huyện nhỏ: Tây Vu, Phong Khê, Vọng Hải4. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, sau khi sắp xếp lại, trên địa bàn nước ta có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam với 22 huyện và “định được các quận huyện và đặt lệnh trưởng”5. Nếu trước kia đứng đầu đơn vị hành chính cấp huyện là các lạc tướng dưới danh nghĩa huyện lệnh và được đời đời thế tập, thì Mã Viện bãi bỏ và cho thay bằng các quan lại người Trung Quốc do triều đình trực tiếp bổ nhiệm nhằm thắt chặt sự quản lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)