Hai Bà Trưng đã huy động đại quân từ Mê Linh, phối hợp với những đạo quân khác tiến vào Lãng Bạc đánh lại đạo quân xâm lược. Vị trí vùng đất Lãng Bạc nơi xảy ra trận chiến cho đến nay cịn có nhiều ý kiến tranh cãi, nhưng đa phần đều cho rằng thuộc vùng đất Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay. Đây là vùng đất rộng từ phía nam Từ Sơn gồm các huyện: Gia Lâm (thành phố Hà Nội), Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên); Quế Võ, Võ Giàng, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); Chí Linh, Nam Sách, Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương), trong đó chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày nay là vùng đồng sông nước mênh mông, cây cối rậm rạp. Đối trận với đội quân xâm lược thiện chiến được chuẩn bị đầy đủ, đội quân của Hai Bà Trưng thiếu kinh nghiện chiến đấu, tổ chức chưa chặt chẽ với nòng cốt là dân binh, nên bị tổn thất nặng, nhiều tướng sĩ hy sinh tại chiến trường. Hai Bà bèn lui quân về vùng đất Mê Linh. Trận đối chiến với quân xâm lược tại Lãng Bạc diễn ra khốc liệt, theo Hậu Hán thư, trận này chúng chém được hơn một nghìn, bắt sống được hơn một vạn quân của Hai Bà Trưng. Sau trận Lãng Bạc, quân Hán truy kích đến căn cứ Cấm Khê, đánh phá hàng loạt các căn cứ của nghĩa quân ven các vùng sông Cái (sông Hồng) đến sơng Đáy, sơng Tích và phải mất hơn một năm từ đầu mùa hạ năm Kiến Vũ thứ 18 (năm 42) đến mùa hạ năm Kiến Vũ thứ 19 (năm 43) Mã Viện mới đánh phá, bình định được vùng Cấm Khê - căn cứ cuối cùng của Hai Bà Trưng. Tư liệu cổ sử Trung Quốc ghi chép khuếch trương thành quả cuộc xâm lược này. Sách Thủy kinh chú ghi lại: “Mã Viện đem quân đánh Trắc, Thi,
chạy vào khe Kim Kê trú, ba năm mới bắt được”1. Theo Lưu Long truyện cho
biết, “Lưu Long đánh đuổi đến cửa Cấm Khê, bắt được bà Trưng Nhị, chém giết hơn nghìn người, bắt hàng hơn hai vạn người”2.
Tài liệu lịch sử nước ta cho biết: “Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ mình qn ơ hợp, sợ khơng chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê. Quân cũng
cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy”3. Truyền thuyết
vùng Hạ Lôi đất Mê Linh cho biết, chỉ có Trưng Nhị tử trận, cịn Trưng Trắc lên núi My Sơn hóa. Hay cũng có truyền thuyết cho rằng, Hai Bà thất trận đã tự vẫn tại cửa Hát giang nơi hợp lưu của sông Đáy với sông Cái (sông Hồng)