Nam phương thảo mộc trạng, quyển thượng, tờ 3a và quyển trung, tờ 3b.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 63 - 67)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

3. Nam phương thảo mộc trạng, quyển thượng, tờ 3a và quyển trung, tờ 3b.

củ từ, củ mài, đậu đen, đậu tương làm lương thực hay trồng các loại cây như bầu, bí, hành, rau làm thức ăn, trong đó rau muống giữ vai trò quan trọng: “Người Nam lấy cỏ lau làm bè, để hở lỗ nhỏ, thả trên mặt nước rồi trồng rau muống ở dưới. Bè nổi như bèo trên mặt nước. Khi rau muống đã lớn, ngọn và lá rau từ lỗ bè mọc lên, theo nước mà lên xuống”. Cây ăn quả được trồng khá phổ biến như nhãn, chuối, cam, quýt, na, bưởi. “Giao Chỉ đặc biệt sản xuất loại quýt ngon, quả to như cam”. Nhiều loại cây ăn quả đặc trưng phương Nam được sử dụng làm đồ cung tiến như chuối, vải, nhãn: “Các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào khơng tiến”1. Ngồi ra, nhiều loại cây khác như dừa, cau, trám, sấu, khế, táo cũng được trồng nhiều. Các cuộc khai quật khảo cổ học tại Luy Lâu đã tìm thấy các loại hạt như hạt na, hạt trám, hạt cam được người xưa sử dụng vứt lại trong các tầng văn hóa trong di tích thành Nội đã phần nào cho thấy những ghi chép trong các bộ chính sử là có căn cứ. Ngồi ra, cịn trồng dâu ni tằm, trồng bông, đay, gai để dệt vải phục vụ cho may mặc, trang phục của người dân.

Về chăn ni, người dân ni lợn, chó, gà, vịt hay trâu, bị phục vụ khai khẩn, canh tác nơng nghiệp khá phổ biến. Ở miền núi, đồng bào cịn ni voi phục vụ sản xuất, ngựa dùng để kéo xe đơi khi cịn để tiến cống về triều đình “lại cống ngựa hàng mấy trăm con”2. Cuộc khai quật tại thành Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - thủ phủ của Giao Chỉ xưa đã tìm thấy xương lợn, trâu, bị, gà, vịt, cá... cho thấy các con vật này được nuôi khá phổ biến.

Bên cạnh kinh tế sản xuất, kinh tế khai thác tự nhiên khá phong phú như khai thác rừng lấy gỗ quý phục vụ xây dựng, lâm sản, hương liệu, thuốc nam; săn bắt thú tự nhiên lấy sừng tê, ngà voi làm đồ tiến cống; khai thác sản vật biển mò ngọc trai, bắt ốc lớn, đồi mồi, lưu ly; khai thác, đánh bắt cá, tôm trên các sông suối phục vụ cho bữa ăn hay săn bắt chim lấy lông trả làm đồ cống nạp. Cuộc khai quật di tích bãi Đồng Dâu phía tây ngoại thành Luy Lâu đã tìm thấy một di chỉ cư trú ven dịng sơng Dâu với hàng nghìn viên chì lưới đất nung đã cho thấy nghề đánh bắt cá sông thời kỳ này khá phát triển, có thể đã

hình thành làng nghề chài lưới chuyên biệt1. Nhìn chung, những thế kỷ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mặc dù dưới sự cai trị tàn khốc của các triều đại phong kiến phương Bắc, nền kinh tế nông nghiệp vẫn có những bước phát triển mới thành thục trên các lĩnh vực sản xuất lương thực, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, cung cấp những điều kiện ăn, mặc, ở của người dân khá đầy đủ, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực về nông nghiệp và khai thác tự nhiên, đây cũng là thời gian nhiều ngành nghề thủ công phát triển về số lượng cùng chất lượng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân cùng các tầng lớp quan lại cai trị.

Gạch mộ Hán thế kỷ II - III

Nguồn: Lê Đình Phụng

Trước hết là nghề sản xuất vật liệu xây dựng gồm gạch và ngói. Gạch được sản xuất dùng trong xây dựng các công sở, nhà ở và xây dựng mộ táng. Gạch được chế tác từ nguyên liệu đất sét, được tinh lọc, đóng hình khối chữ nhật và được nung già với nhiều kích cỡ khác nhau. Mỗi thành phần kiến trúc được chế tạo một loại gạch có hình thù thích ứng tạo nên sự thuận lợi khi xây cất cơng trình và đảm bảo độ bền vững. Gạch có loại khối hộp hình chữ nhật, hình thang cân; gạch hình múi bưởi có kích thước khá lớn: dài 0,23 - 0,5m, rộng 0,11 - 0,25m, dày 0,02 - 0,1m. Những cuộc khai quật tại Luy Lâu đã cho thấy sự phong phú của nhiều loại gạch và được chế tác trong các thời đại khác nhau. Kết quả khai quật khảo cổ học làm rõ khoảng 200 ngôi mộ gạch có niên đại chủ yếu từ thế kỷ II đến thế kỷ V và hệ thống những 1. Xem Báo cáo kết quả khai quật thành Luy Lâu (Hà Bắc) năm 1986, tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

ngơi mộ cổ này có mặt trên khắp địa bàn các tỉnh, thành phố ngày nay: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Trong hệ thống này, có những ngơi mộ có quy mơ lớn như mộ Nghi Vệ, Nguyệt Đức (Bắc Ninh) sử dụng hàng trăm mét khối gạch để xây dựng cho thấy nghề sản xuất gạch giai đoạn này khá phát triển và là nghề thủ cơng có tính chất chun biệt. Gạch được trang trí hoa văn khá đẹp với các hình trám đơn, trám lồng, hình đồng tiền hay hình vịng trịn tiếp tuyến. Cùng với gạch là ngói các loại: ngói âm dương, đầu ngói ống trang trí các họa tiết hoa văn khác nhau, mặt hề, chữ viết, v.v.. Những cuộc khai quật tại thành Nội, thành Luy Lâu (Bắc Ninh) cho thấy các loại ngói đổ xếp thành từng lớp chồng lên nhau thể hiện quy mô các kiến trúc ở đây khá lớn. Ngói có kích thước lớn, dài 0,3 - 0,4m, độ uốn lòng mo cao với hai màu đỏ và xám đen. Đầu ngói ống trang trí phổ biến mặt hề, hoa sen, chữ viết. Cuộc khai quật tại di tích Bãi Định, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tìm thấy dấu vết hệ thống lị nung cho thấy vật liệu xây dựng được sản xuất tại chỗ, đủ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng.

Ấm gốm thế kỷ II - III Mơ hình nhà đất nung thế kỷ I - III Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Nghề sản xuất gốm thời kỳ này khá phát triển, kế thừa nghề sản xuất gốm của người Việt. Bên cạnh đó, sự có mặt của người Trung Hoa đã du nhập những yếu tố kỹ thuật mới, sản xuất được nhiều loại hình đồ gốm có chất lượng cao. Những di vật như bình, lọ, vị, bát, chén, hay những mơ hình nhà, trang trại bằng đất nung tìm được trong đồ tùy táng các mộ đã cho thấy sự phát triển của nghề sản xuất gốm.

Vò gốm thế kỷ I - III Ấm đầu gà thế kỷ I - III Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường:

Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd.

Cuộc khai quật tại các khu lò gốm cổ Bãi Định, Đại Lai (tỉnh Bắc Ninh), Đồng Đậu, Thanh Lãng (tỉnh Vĩnh Phú), Tam Thọ (tỉnh Thanh Hóa) đã tìm thấy hàng loạt lị nung có kích thước lớn, nung được nhiều sản phẩm tập trung thành những trung tâm sản xuất gốm trù mật với những sản phẩm phong phú, đa dạng như bát, đĩa, cốc, bình hoa, chum, vại, nồi,... với đủ các loại hình phục vụ cho đời sống dân sinh và đời sống tinh thần. Những khu lị sản xuất này đã có nhiều yếu tố tiếp thu từ nghề sản xuất gốm Trung Hoa và sản xuất ra được đồ bán sứ có chất lượng cao, tráng men màu các loại.

Nghề dệt vải cũng được chú trọng với nguồn nguyên liệu trồng được như bông, “người Man ở Nhật Nam dệt bông làm khăn, thêu chữ nhỏ và các thứ hoa cỏ rất khéo gọi là vải Bạch Diệp” hay nuôi tằm lấy tơ dệt vải “một năm tám lứa kén”. Ngoài hai loại vải chính người ta cịn dệt vải bằng xơ tre gọi là vải trúc xơ, hoặc dùng thân cây chuối lấy tơ dệt thành vải: “Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành vải gọi là vải chuối tiêu (tiêu cát). Vải ấy tuy dễ rách, nhưng sắc đẹp, màu vàng nhạt không như vải cát bá”1. Sách Dị vật chí viết: “Thợ phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành vải hi, vải kích (vải sợi nhỏ và vải sợi to) tức là loại vải Giao Chỉ (Giao Chỉ cát)”.

Nghề chế biến thực phẩm như dùng mía nấu thành đường cũng phổ biến “ép mía lấy nước (cơ thành) như viên kẹo mạch nha là đường (mật) rất quý. Lại đem nước mía đun lên và phơi để ngưng lại như băng, phá dỡ ra như gạch, khi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)