V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
1. Tư liệu do Tăng Bá Hoành cung cấp.
theo sự phát triển của xã hội, người Việt đã có sự phát triển khá tồn diện về kinh tế - văn hóa, hình thành nên tầng lớp q tộc, hào trưởng phong kiến và trí thức người Việt. Họ trở thành lực lượng tiên phong dẫn dắt, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại quyền độc lập dân tộc trong các giai đoạn lịch sử sau này.
3. Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập
Sau cuộc kháng chiến thất bại của hậu Lý Nam Đế, Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc, các tướng lĩnh bị bắt, giết, đất nước ta lại rơi vào vịng nơ lệ. Trước chính sách đơ hộ của nhà Đường với sưu cao thuế nặng, nhiều cuộc khởi nghĩa của người dân nổ ra, đứng đầu là các thủ lĩnh, hào trưởng người Việt. Những thủ lĩnh, hào trưởng này được thừa hưởng tinh thần độc lập, tự cường từ truyền thống văn hóa dân tộc, từ sự “kích hoạt” của những người khởi dựng Nhà nước độc lập Vạn Xuân truyền lại. Họ là những người giàu có, có địa vị và tri thức, có uy tín trong đời sống cộng đồng, trở thành những hào trưởng, quân trưởng ở mỗi vùng và liên kết với nhau hình thành nên tập đồn phong kiến người Việt có chung quyền lợi và khát vọng, trong đó nổi bật là khát vọng độc lập dân tộc.
Năm 618, tại Cửu Chân (Thanh Hóa), Thái thú Lê Cốc (Lê Ngọc) đã âm thầm xây dựng cơ sở cát cứ, không chịu hàng phục, phái các con cùng gia tướng đem quân đóng giữ các vùng chống lại sự đơ hộ của nhà Đường và phải
nhiều năm đánh dẹp nhà Đường mới thu phục được1. Cùng thời gian đó, Thái
thú Nhật Nam là Lý Giao lại nổi lên cát cứ, đến năm 622 quan quân nhà Đường mới dẹp yên.
Năm 687, cuộc khởi nghĩa do Lý Tự Tiên lãnh đạo, nổ ra tại trung tâm trị sở của An Nam đô hộ phủ. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa là do “các hộ người Lý ở Lĩnh Nam theo lệ cũ nộp nửa thuế. Đô hộ Lưu Diên Hựu bắt nộp
cả. Các hộ người Lý mới oán giận, mưu làm loạn”2. Lý Tự Tiên tập hợp dân