Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 116 - 118)

V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)

1. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr

dung là thuế thu quy định theo lao dịch hằng năm và điệu là thu thuế căn cứ vào hộ khẩu được điều tra, kê khai. Theo phép thu tơ - dung - điệu thì mỗi đinh nam có ruộng quân điền hằng năm phải nộp tô 2 thạch lúa, nộp thuế điệu bằng 2 tấm lụa, 2 trượng lĩnh the, 3 lượng bông và phải chịu sai dịch: mỗi đinh nam một năm chịu sai dịch 20 ngày1, bên cạnh đó là thu vét sản vật địa phương làm vật tiến cống cho triều đình. Do điều kiện An Nam đơ hộ phủ có khác nên định chế về tơ thuế cũng có những quy định khác như: thượng hộ phải nộp 1 thạch 2 đấu, thứ hộ phải nộp 8 đấu, hạ hộ thì nộp 6 đấu. Do nghề tằm tang phát triển, tạo nên nhiều sản phẩm dệt đẹp, có giá trị cao nên ngồi nộp thóc gạo cịn có thể dựa vào giá trị quy ra thành tơ lụa để nộp về triều đình. Sử cũ ghi lại, chính quyền đơ hộ nhà Đường ở An Nam hằng năm thu thuế tiền nấu muối ở Lĩnh Nam tới 40 vạn quan. Số thuế đó cịn được chúng tự tiện tăng thêm, người dân phải nộp tăng lên để phục vụ cho việc xây dựng thành quách nên tô thuế trở thành gánh nặng đè lên cổ người dân. Đường thư ghi lại: “những viên quan như Cao Chính Bình “trọng phú liễm” bắt dân đóng góp nặng nề, bị người trong châu ốn giận”2, “đô hộ là Lý Trác làm chính sự tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối”. Lưu Diên Hựu làm An Nam đô đốc (năm 687) đã tự tiện “Lệ cũ dân

quê hàng năm nạp nửa thuế, Diên Hựu bắt nạp tồn phần”3. Chính sách “phú

thuế bạo ngược” của triều đình được bọn quan lại thi hành triệt để, Lý Tượng Cổ trở nên “tham bạo, hà khắc, mất lòng dân”4.

Nếu các triều đại trước lấy phương thức cống nạp làm nguồn thu chủ yếu thì đến nhà Đường lấy thuế các loại làm nguồn thu chính, cống nạp lùi xuống hàng thứ yếu. Ngồi thuế khóa, phương thức bóc lột bằng cống nạp vẫn được nhà Đường duy trì, số cống phẩm hằng năm của mỗi quận trị giá bằng 50 tấm lụa. Các châu thuộc An Nam đơ hộ phủ hằng năm cịn phải cống những sản vật của địa phương như: đồi mồi, lông trả, lông công, đậu khấu, mật trăn, vải tơ chuối, hương liệu vàng, bạc hay những tài nguyên, sản phẩm thủ công khác như: sa the, bạch lạp, đồ gốm, đồ đan... nhiều khi phải dâng cống sản vật tiêu biểu như chuối, vải, nhãn. Theo Đường thư: An Nam đô hộ phủ phải 1. Tham khảo thêm Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt

Nam, Sđd, t.I, tr.132.

2. Cao Hùng Trưng - Khuyết danh: An Nam chí nguyên, Sđd, tr.263.3. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.193. 3. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.193.

cống chuối, cau, da cá sấu, mật trăn, cánh chim trả. Ái Châu cống sa, the, đi chim cơng. Phúc Lộc cống sáp trắng, trúc tía. Trường Châu cống vàng. Hoa Châu cống vàng, vàng cốm, ngà voi, sừng tê, trầm hương, trúc hoa. Phong Châu cống bạc, đồ mây, sáp trắng, mật trăn, đậu khấu. Lục Châu cống vàng, đồi mồi, da vích, cánh chim trả, giáp hương,... Thơng khảo ghi lại: hằng năm An Nam đô hộ phủ phải cống 10 nén vàng, 10 buồng chuối, 2.000 quả cau, 2.000 cân da cá, 20 cái mật trăn, 200 bộ đuôi và cánh chim trả. Quận Ngọc Sơn cống 2 tấm đồi mồi, 60 cân da vích, 3 cân giáp hương. Quận Nhật Nam phải cống 1 cái ngà voi, 4 sừng tê, 20 cân trầm hương, 4 thạch vàng cốm,...1.

Trực tiếp thực thi việc thu các loại thuế phú là hệ thống quan lại, ở miền núi, tù trưởng đốc thúc nhân dân nộp sản vật, rồi tù trưởng nộp cho chính quyền đơ hộ. Theo sách Đường thư: “các thủ lĩnh đất cơ mi đều đến (phủ đô hộ) nộp khoản, sai con em đến phủ xin chịu phú tô ước thúc”2. Ở miền xuôi, các hương trưởng, huyện lệnh đốc thúc nhân dân đẩy mạnh giao dịch, khai thác tài ngun nộp cho chính quyền đơ hộ. Sách Thái Bình hồn vũ ký cho biết: “nhân dân châu Lục thuộc An Nam chủ yếu sống bằng nghề nấu muối và mò ngọc trai, mỗi năm phải nộp một khoản thuế cố định là 100 hộc gạo mỗi hộ”3.

Như vậy, dưới sự đô hộ của nhà Đường, nhân dân ta chịu hai lần bóc lột, đó là các loại thuế khóa như người dân chính quốc và cống nạp những sản phẩm địa phương của vùng đất bị cai trị, đô hộ.

Nếu trước kia nước ta được coi là vùng biên viễn thâm sơn cùng cốc “lam sơn chướng khí”, là nơi đày ải tội đồ, những viên quan bất tài, vơ dụng thì giai đoạn này, nước ta dưới con mắt của các quan lại trở thành nơi giàu có nhiều sản vật quý hiếm, có sức hấp dẫn làm cho nhiều viên quan phải dùng tiền hối lộ để được bổ nhiệm xuống phía Nam mưu cầu lợi ích làm giàu, góp phần hình thành tệ mua quan bán chức thời nhà Đường. Sách Tân Đường thư ghi chép về Hàn Ước đô hộ An Nam là kẻ “do tiền gạo mà tiến thân, hơn nữa đất An Nam là nơi giàu có, tích lũy tụ tập được nhiều của cải, vốn liếng càng nhiều”. Với chính sách vơ vét, bóc lột thậm tệ, bọn quan lại đã làm giàu trên xương máu, mồ hôi của người dân Giao Châu. Sử cũ ghi lại, những kẻ như Khâu Hòa

1. Xem Cao Hùng Trưng - Khuyết danh: An Nam chí nguyên, Sđd, tr.184.2. Tân Đường thư, quyển 184, tờ 1a. 2. Tân Đường thư, quyển 184, tờ 1a.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)