III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)
3. Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập
Sự tham bạo của hệ thống quan lại với chính sách “phú thuế quá nặng, trăm họ xác xơ”1 là nguồn gốc cho các cuộc nổi dậy liên miên khiến xã hội bất ổn ngay từ những buổi đầu dưới sự đơ hộ của chính quyền các triều đại phong kiến Trung Quốc. Mặc dù có những giai đoạn tranh giành quyền lực vì quyền lợi riêng nhưng hệ thống quan lại Trung Quốc cơ bản là vẫn thống nhất dã tâm cai trị, biến lãnh thổ người Việt thành một bộ phận thuộc lãnh thổ quản lý của phong kiến các triều đại Trung Hoa và tiến hành bóc lột người dân đưa về chính quốc hay làm giàu cho bản thân. Sử cũ ghi lại: “Chính lệnh trước thuế má nặng quá, trăm họ khơng ai khơng khốn khổ túng thiếu, Kinh sư thì xa, khơng biết tố cáo vào đâu, dân không sống nổi nên tụ họp nhau để chống”2. Ý thức độc lập, tự chủ càng được hun đúc mạnh mẽ trước các chính sách thuế khóa, sự bạo ngược của chính quyền cai trị. Người dân nhiều lần nổi dậy, mặc dù mọi cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt đều bị đàn áp đẫm máu. Trong các cuộc đấu tranh ấy cịn có sự dẫn dắt của các viên quan cai trị người Việt gốc Hán. Sự khát khao tự do, độc lập cho dân tộc của người Việt đã khiến họ ủng hộ và nhiều viên quan cai trị đã khởi xướng các cuộc đấu tranh giành độc lập với mức độ khác nhau trên mỗi vùng đất khi có điều kiện. Lợi dụng tình hình rối ren từ triều đình trung ương, những viên quan Trung Quốc người Việt gốc Hán như Sĩ Nhiếp, Lý Trường Nhân khi nắm quyền đều tìm cách thốt ly, tự chủ, độc lập có mức độ và được người dân nhiệt thành ủng hộ. Nước ta thời đó gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; quận Nhật Nam được sáp nhập, xuất hiện vào thời nhà Hán và là nơi có địa dư xa nhất về phía nam với địa hình hiểm yếu. Năm 100, người dân Chăm ở đó đã nổi dậy đốt cơng sở, dinh thự, nhà cửa của bọn quan lại cai trị tại huyện Tượng Lâm với lực lượng nghĩa quân hơn 2.000 người. Năm 136 - 137, người Chăm lại nổi dậy trên toàn bộ địa giới quận Nhật Nam, nhà Hán buộc phải đem quân đàn áp.