Thủy kinh chú, quyển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 49 - 50)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

6. Thủy kinh chú, quyển

* Thọ Lãnh - những đoạn trong ngoặc kép là trích nguyên văn, Thọ Linh là tên hiện nay sử dụng.

Sau năm 44, Mã Viện đem quân về khi bộ máy cai trị đã được thiết lập hoàn chỉnh. Đứng đầu Giao Châu là viên thứ sử có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra công việc của các quận. Giúp việc thứ sử có một số viên quan tòng sự. Đứng đầu một quận là quan thái thú. Thái thú có nhiều quyền lực kiêm cả việc quân sự và dân sự, có thể bãi miễn cả chức đô úy chuyên coi về quân sự. Giúp việc cho quan thái thú có một số chức quan trơng coi về kinh tế, xã hội như thiết quan, công quan. Dưới huyện là chức lệnh trưởng thay cho chức huyện lệnh xưa. Lệnh trưởng là viên quan cai trị đứng đầu một huyện, có tồn quyền quyết định trên mọi lĩnh vực trong địa phận huyện mình quản lý. Những chức vụ từ lệnh trưởng đến quan thứ sử đều là quan lại người Trung Quốc được triều đình phong kiến trung ương trực tiếp bổ nhiệm.

Theo ghi chép, ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam có 22 huyện. Quận Giao Chỉ gồm 12 huyện với trị sở đóng tại huyện Long Biên. Quận Cửu Chân gồm 5 huyện với trị sở đóng tại huyện Tư Phố. Quận Nhật Nam gồm 5 huyện, lúc đầu trị sở đóng tại huyện Chu Ngơ sau dời về Tây Quyển1.

Thời kỳ này, vùng đất Hải Dương thuộc hai huyện An Định và Bắc Đới: huyện An Định là phần đất phía nam thành phố Hải Dương hiện nay, gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, một phần Phụ Dực, Quỳnh Côi (nay là huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) và Vĩnh Bảo (Hải Phịng). Trung tâm là vùng ngã ba sơng Thái Bình, sơng Luộc. Huyện Bắc Đới thuộc đất thành phố Chí Linh, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn ngày nay, trung tâm là vùng Phả Lại, Chí Linh2. Cho đến nay, trên địa bàn Hải Dương chỉ cịn lại phế tích Thành Dền (khu dân cư Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương), đây là vùng đất cao nằm ven dấu vết dịng sơng cổ, bên cạnh những dấu tích nơi cư trú thời Tây Hán dù bị san ủi nhưng vẫn còn rải rác những gò đống của tường thành xưa. Đây có lẽ là tịa thành đắp đất vây quanh trị sở huyện An Định xưa, được củng cố xây đắp thêm vào thời kỳ Đông Hán do chủ trương của Mã Viện. Các di tích đầu ngói ống, đồ gốm có hoa văn in ơ vng, ơ trám kiểu Hán tìm thấy tại đây là dấu tích cịn lại liên quan đến tòa thành thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)