Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 60)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

2. Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa

Mặc dù tình hình xã hội qua các triều đại khơng có sự ổn định, sự tranh giành quyền lực từ các thế lực quan lại các triều đại hay sự nổi dậy phản kháng của người dân nổi lên liên miên nhưng nền kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam vẫn có sự phát triển trên nhiều lĩnh vực. Với đặc tính cần cù của người Việt “đàn ông lo đi làm ruộng, đi buôn, đàn bà lo ni tằm dệt vải, cách nói phơ hiền hịa, ít lịng ham muốn”3, người dân đã chắt chiu xây dựng quê hương. Từ thời thuộc nhà Đông Hán nền kinh tế nước ta đã có điều kiện phát triển. Sự phát triển đó có sự kết hợp hài hịa của việc gia tăng dân số cung cấp nguồn lực lao động, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, núi rừng giàu sản vật với những kỹ thuật tiên tiến của công cụ sắt, chế tác vật liệu xây dựng, hệ thống thủy lợi chế ngự tự nhiên được học hỏi từ Trung Hoa đã tạo nên sự gia tăng về của cải vật chất cho xã hội.

Giao Châu thời kỳ này dưới con mắt của chính quyền phong kiến phương Bắc là vùng đất giàu có, thịnh vượng, nơi cung cấp nhiều vật lạ, đồ quý cùng nguồn tài chính cho triều đình. Các triều đại Trung Quốc thực thi chính sách: “Tơ thuế, ruộng đất nhân khẩu ở Giao Chỉ chiết lấy để cung dùng, các vật quý giá đưa đến như: ngọc ngà châu báu, hương dược, ngà voi, sừng tê, đồi mồi lưu ly, chim anh vũ, chim trả, chim công, vật lạ cấp đủ để vui chơi, không cần hạn chế đưa vào để lợi ích cho Trung Quốc”4. Cùng chính sách tơ cao, thuế nặng, những sản vật tự nhiên phương Nam cũng là mối lợi lớn được các triều đình phong kiến Trung Hoa tận thu. Sách Văn hiến thơng khảo có đoạn viết: “Từ đời Đơng Tấn đến ngụ cư ở miền Giang Tả,... Bọn Man mọi ở hang cùng ngõ hẻm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)