III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)
4. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất, theo Đỗ Văn Ninh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.257 Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần
Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.257. Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần
triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.185: huyện Tây Vu chỉ chia làm hai huyện “Viện thấy huyện Tây Vu có 3 vạn 3 nghìn hộ, xin chia làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải”.
với người dân. Để củng cố, bảo vệ các trung tâm chính trị của mỗi địa phương, mỗi quận, huyện, Mã Viện cho đắp một tịa thành làm nơi trú đóng, có qn đội bảo vệ. Sử cũ ghi lại: “Viện lại đắp thành Kiển Giang ở huyện Phong Khê. Thành đắp trịn như hình cái kén, cho nên lấy [chữ Kiển] làm tên”1. “Viện qua chỗ nào là đặt quận huyện xây thành quách, đào mương dẫn nước vừa phục vụ cho tưới tiêu phát triển sản xuất vừa làm giao thông thủy kết nối các vùng với nhau, vận chuyển của cải khai thác được hay chuyển quân đề phòng các cuộc nổi dậy của người dân. Giao Châu ký có viết tại huyện Phong Khê có đắp đê phịng lụt, hay Nam Việt chí nói về con đê ngăn nước mặn tại vùng biển Tạc Khẩu (Ninh Bình)”2.
Để đồng hóa cư dân bản địa, Mã Viện lại tâu về triều đình: “Viện tâu rằng luật Việt và luật Hán khác nhau hơn mười việc, nay xin làm sáng tỏ cựu chế đối với người Việt để ước thúc họ”3 hay “Viện (Mã Viện) cùng người Việt thân minh chế độ cũ để tiện việc cai trị, từ đó Lạc Việt phải tuân y quy chế của Mã
tướng quân”4. Nhằm siết chặt ách thống trị của nhà Đông Hán đối với Giao
Châu sau khi thiết lập chế độ cai trị, để tăng cường đồng hóa người dân bản địa, Mã Viện khuyến khích người Hán sang Giao Chỉ lập nghiệp cùng với binh sĩ ở lại thực hành chế độ lập đồn điền, khai phá ruộng đất, chiếm cứ đất đai, tài sản của các lạc tướng, người dân địa phương. Mã Viện còn cho dựng cột đồng nơi tận cùng phía nam Giao Chỉ “làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán”5. Sau này, Thủy kinh chú còn ghi chép lại những nhóm dân “Mã lưu” tụ cư bên bờ sơng Thọ Linh (sơng Gianh, Quảng Bình): “Mã Viện lập hai cột đồng ở Lâm Ấp, bờ phía Bắc để quân đội hơn mười nhà không về, những người ở bờ Nam Thọ Lãnh* đối diện với cột đồng đều là người họ Mã, họ lấy lẫn nhau nay có hơn 200 hộ. Người Giao Châu cho họ là dân lưu ngụ, gọi là Mã lưu, ngôn ngữ và đồ ăn thức uống rất giống với người Hoa”6.
1, 5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.157.2. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I, tr.358. 2. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I, tr.358.