Nguyễn Hữu Tâm: “Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 91 - 93)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

6. Nguyễn Hữu Tâm: “Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý

Bí lãnh đạo”, bản dịch sách Lương thư, Lương kỷ 14, quyển 158 Cao Tổ Vũ hoàng đế 14, niên hiệu Đại Đồng thứ 7 (Tân Dậu, năm 541), in trong sách Một số vấn đề về vương triều

đến 6, 7 phần quân tan rã mà về”1. Cùng với việc chống lại sự xâm lăng trở lại của nhà Lương, Lý Bí cịn tổ chức chống lại sự xâm nhập cướp bóc của người Lâm Ấp từ phương Nam xâm phạm bờ cõi. Năm 544, sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, chống lại sự xâm lược từ phía bắc của nhà Lương, từ phía nam của Lâm Ấp, tình hình ổn định, “Vua nhân thắng giặc tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm tướng văn, tướng võ”2. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt giành được độc lập, tự chủ, xây dựng được mơ hình quản lý đất nước hồn chỉnh với kinh đơ cùng hệ thống quan lại quản lý đất nước từ trung ương đến địa phương. Về hành chính vẫn giữ nguyên các đơn vị hành chính châu huyện, quản lý các vùng đất là quan lại người Việt. Lúc này, Phật giáo đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc, chùa Khai Quốc được xây dựng, mở mang khai khẩn, phát triển kinh tế, xây dựng tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân cùng việc xưng đế đã khẳng định vị thế của dân tộc ngang hàng sánh vai với các triều đại Trung Hoa.

Chính vì thế, ngay năm sau đó (năm 545) nhà Lương đã cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu cùng Trần Bá Tiên làm Tư mã Giao Châu đem quân theo hai đường thủy, bộ sang xâm lược nước ta. Lương thư cho biết: “Mùa hè tháng 5, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Giao Châu là Dương Phiêu đi đánh dẹp Lý Bôn, cho Trần Bá Tiên giữ chức Tư mã, lệnh cho Thứ sử Định Châu là Tiêu

Bột dẫn quân hội họp tại Tây Giang”3 tiến quân xuống phương Nam. Trước

thế mạnh của giặc với đội quân đông đảo hung hãn cùng khí giới đầy đủ, Lý Nam Đế cùng triều đình kiên quyết tổ chức chống xâm lăng. “Lý Bí cử người anh ruột của mình là Lý Thiên Bảo làm Giám quân, tổ chức bố phòng ở Tân Xương (Vĩnh Phú). Lý Phục Man làm Uy viễn tướng cơng đóng ở vùng

1, 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.179.3. Lương thư, Lương kỷ 15, Cao Tổ Vũ hoàng đế 15, niên hiệu Đại Đồng thứ 11 (Ất 3. Lương thư, Lương kỷ 15, Cao Tổ Vũ hoàng đế 15, niên hiệu Đại Đồng thứ 11 (Ất Sửu, năm 545). Dẫn theo Nguyễn Hữu Tâm: “Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo”, in trong Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê

Nhật Nam”1. Đích thân Lý Bí “đem 3 vạn quân ra chống cự”2 trên vùng đất Chu Diên. Cuộc kháng chiến nổ ra đầu tiên với những cuộc hỗn chiến trên vùng đất Chu Diên (Hải Dương ngày nay), trước sức mạnh của đạo quân thiện chiến, áp đảo, quân ta bất lợi. Lý Nam Đế lui quân về lập phòng tuyến tại cửa sơng Tơ Lịch, xây thành đắp lũy phịng ngự bảo vệ kinh đô. “Tháng 6 năm thứ 11 (năm 545) quan quân đến Giao Châu. Quân của Lý Bơn vài vạn người lập thành trại đóng ở cửa sông Tô Lịch để chống lại”. Nhưng trận chiến tại cửa sông Tô Lịch bị tổn thất nặng nề, tướng quân Phạm Tu hy sinh, Lý Nam Đế lui quân về giữ thành Gia Ninh (Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc). Thành Gia Ninh thất thủ, Lý Nam Đế lại lui binh về đất của người Lạo ở Tân Xương và tập hợp binh sĩ được hơn 2 vạn người “đem... quân từ đất Lão ra đóng ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phú), đóng nhiều thuyền đậu chật cản mặt hồ”3, quyết một trận thư hùng cùng quân xâm lược. Quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy dùng thế mạnh cản phá, “vua vốn khơng phịng bị, vì thế qn vỡ, phải lui giữ

trong động Khuất Lão (Tam Thanh, Vĩnh Phú)”4. Trước tình cảnh tướng chết

quân thua, sức cùng lực kiệt, Lý Nam Đế sinh bệnh mà qua đời. Trong hồn cảnh đó, trước khi bị bệnh qua đời, Lý Nam Đế đã “ủy cho đại tướng là Triệu

Quang Phục việc giữ nước, điều quân đi đánh Bá Tiên”5. Sau khi vua mất,

triều đình chia làm hai ngả, hai đội quân tổ chức kháng chiến trên hai vùng đất khác nhau.

Đạo quân thứ nhất của hoàng tộc nhà Lý thu thập gia tướng quân binh rút về vùng núi hiểm trở miền Trung. Theo Trần thư cho biết: Lý Thiên Bảo và Lý Thiệu Long đã tập hợp được hơn hai vạn nghĩa binh tiến đánh Đức Châu (Hà Tĩnh), giết Thứ sử Trần Văn Giới, thừa thắng kéo binh ra đánh Ái Châu (Thanh Hóa) lập căn cứ kháng chiến. Theo sử cũ ghi lại: “Anh của Lý Bơn (Bí) là Đại Nghị thu lượm 20.000 qn cịn sót lại, rút vào Cửu Chân, Bá Tiên đuổi đánh dẹp yên”6. Khi các đạo quân do hoàng tộc nhà Lý bị tan rã, Nhà nước Vạn Xuân đến đây chỉ còn trên danh nghĩa.

Đạo quân thứ hai do Triệu Quang Phục nắm quyền chỉ huy theo ủy thác của vua Lý Nam Đế. Sau một thời gian cầm quân chống lại quân Lương, 1. Đỗ Đức Tùng: “Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 548)”, khóa luận tốt nghiệp Khoa lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1973.

2, 3, 4, 5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.180.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)