III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)
1. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Sđd.
má nặng quá, trăm họ không ai không khốn khổ túng thiếu, Kinh sư thì xa, khơng biết tố cáo vào đâu, dân không sống nổi nên tụ họp nhau để chống”1.
Đầu ngói ống tìm thấy ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Gần hai thế kỷ dưới sự thống trị hà khắc của nhà Đông Hán, xã hội người Việt có những biến động về kinh tế và xã hội. Theo thống kê của nhà Hán vào những năm đầu thế kỷ, cư dân Việt lúc đó có khoảng một triệu người.
Theo Tiền Hán thư, phần Địa lý chí có ghi số nhân khẩu của 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam như sau:
Bảng 3.1: Thống kê số nhân khẩu theo các quận
STT Quận Số hộ Số nhân khẩu
1 Giao Chỉ 92.440 746.237
2 Cửu Chân 35.743 166.013
3 Nhật Nam 15.460 69.485
Tổng cộng 143.643 981.735
Sự gia tăng dân số ở nước ta khá nhanh vào cuối thời Đông Hán. Theo
Hậu Hán thư, quyển 33, mục Quận quốc chí cho biết, số dân của quận
Cửu Chân lên đến 46.513 hộ với dân số 209.894 người, tăng 10.770 hộ với dân số tăng 43.881 người. Quận Nhật Nam có 18.263 hộ với 100.676 người, tăng 2.803 hộ cùng 31.191 người. Riêng quận Giao Chỉ không thấy tài liệu thống kê. Với thành phần cư dân cư trú từ buổi đầu dựng nước cho thấy, cư
dân Việt sinh sống tập trung chủ yếu trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ, nếu so sánh thì thấy rằng đầu thế kỷ số dân ở đây tăng hơn bốn lần cư dân tại quận Cửu Chân (166.013/746.237) và hơn 10 lần tại quận Nhật Nam (69.485/746.237), do đó dân số quận Giao Chỉ phải trên 1 triệu người và tổng dân số gần 1,4 triệu người. Với khoảng 1 triệu người cư trú trên địa bàn quận Giao Chỉ tương xứng với đồng bằng Bắc Bộ gồm 10 tỉnh thì bình quân mỗi tỉnh có gần 100.000 người. Hải Dương là vùng đất đai màu mỡ, sản vật trù phú, cư dân đông đúc, lại gần trung tâm trị sở Luy Lâu nên dự đoán cư dân Hải Dương thời kỳ này khoảng gần 100.000 người. Ngồi dân Việt bản địa chiếm đa số thì thời kỳ này có sự gia tăng dân số cơ học được bổ sung chủ yếu là người Hán di dân từ Trung Quốc sang. Nhiều nhóm người Hoa có nguồn gốc và lý do khác nhau di dân xuống sống thành từng nhóm định cư riêng biệt hay sống xen cư ở lẫn với người Việt, lấy vợ người Việt nhằm mục đích đồng hóa văn hóa.
Cuối thế kỷ II, nhà Đơng Hán suy yếu, cuộc khởi nghĩa nơng dân Hồng Cân nổ ra, chính quyền Đơng Hán tan rã, quan lại khắp nơi nổi dậy cát cứ xưng hùng, xưng bá mỗi phương hỗn chiến lẫn nhau dẫn đến cục diện Tam Quốc. Nhà Ngô ở Giang Đông làm chủ vùng Giang Nam, năm 229 xưng đế đóng đơ ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh) - là triều đại chủ yếu cai trị Giao Châu. Sự chuyển đổi chính quyền từ nhà Đơng Hán sang nhà Ngơ thực chất là sự kế thừa của chính quyền đơ hộ cũ. Về cơ bản, nhà Ngơ giữ nguyên đơn vị hành chính cùng hệ thống quan lại được bổ dụng từ nhà Đông Hán. Sĩ Nhiếp - một
viên quan nhà Hán “Thái thú Giao Châu, được tước Long Độ Đình hầu”1 quản
lý Giao Châu - là viên quan giàu mưu lược được nhà Hán bổ nhiệm “... làm Tuy Nam trung lang tướng trông coi bảy quận, lĩnh Thái thú Giao Châu như cũ”2, theo thời cuộc tiếp nhận chức nhà Ngô phong cho: “Năm Kiến An thứ 15, Ngô Quyền nước Ngô sai Bộ Chất sang làm Thứ sử Giao Châu thì Sĩ Nhiếp dẫn anh em vâng theo mệnh lệnh. Quyền cho Nhiếp làm Tả tướng quân, sau lại thăng làm Vệ tướng quân, tước Long Biên hầu”3. Sự khôn ngoan, mềm dẻo, thích nghi điều kiện xã hội trong ngoại giao đã giúp Sĩ Nhiếp ngoài việc giữ được quyền lợi cá nhân cùng dịng họ cịn góp phần giữ được ổn định xã hội có tính độc lập trên vùng đất một thời gian dài. Sĩ Nhiếp được đánh giá khá cao 1, 2, 3. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.161, 161, 163.
trong hàng ngũ quan lại thời bấy giờ: “Giao Châu Sĩ phủ quân đã học vấn sâu rộng, lại thơng hiểu chính trị, trong thời buổi đại loạn, giữ vẹn được một quận hơn 20 năm, bờ cõi khơng xảy ra việc gì, dân khơng mất nghiệp, những bọn khách xa đến trú chân đều được nhờ ơn”1.
Bản đồ ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán
Nguồn: Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam
qua các đời, Sđd
Bản đồ các huyện nước ta thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn
Nguồn: Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd
Theo lịch sử ghi chép, Sĩ Nhiếp có “tổ tiên người Vấn Dương nước Lỗ, hồi loạn Vương Mãng ở Bắc triều, tránh sang ở đất Việt ta, đến vương là sáu
đời. Cha là Tứ, thời Hán Hoàn Đế làm Thái thú Nhật Nam”1. Như vậy, trải
qua sáu đời sinh sống ở đất Việt có thể nói Sĩ Nhiếp là người Việt gốc Hoa. Sĩ Nhiếp mất năm 226, nhà Ngô cử “Đái Lương làm Thứ sử. Lại sai Trần
Thì làm Thái thú thay Sĩ Nhiếp”2. Nhưng “con Sĩ Nhiếp là Huy đã tự làm
Thái thú, đem tông binh ra chống cự. (Cuối thời nhà Hán, tôn thất nổi loạn, 1, 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.161, 165.
người Nam cũng tụ họp họ hàng làm binh để tự vệ, cho nên gọi là tông
binh)”1. Nhà Ngô cử Bộ Chất sang làm Thứ sử Giao Châu: “Chất đến quận,
oai thanh lừng lẫy, Nam thổ bình yên”2. Sau đó, Lữ Đại sang thay Bộ Chất
làm Thứ sử. Các đời quan Thứ sử do nhà Ngô cử sang tiếp theo là Lục Dỗn,
Tơn Tư, Đặng Tuân, Lữ Hưng, Hoắc Dặc3.
Bước vào thời kỳ Nam - Bắc triều (420 - 589), khi nhà Tề lên thay nhà Tống đã cử Lý Thúc Hiến làm Thứ sử quận Giao Châu, tiếp theo là các đời Thứ sử như Lưu Khải, Phịng Pháp Tơng, Lưu Bột. Năm 502, nhà Tề mất, nhà Lương lên thay và cử Lý Nguyên Khải làm Thứ sử Giao Châu, tiếp sau đó là các đời Thứ sử: Lý Tắc, Tiêu Tư.
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra phá vỡ sự cai trị của nhà Lương, thành lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Lần thứ hai sau hơn năm thế kỷ chìm đắm trong vịng nơ lệ của các đế chế phong kiến các triều đại Trung Hoa, người Việt lại đứng lên làm chủ lãnh thổ của dân tộc từ buổi đầu dựng nước. Kể từ sau thất bại của nhà nước độc lập đầu tiên thời kỳ Hai Bà Trưng, trải qua sự cai trị của các triều đại Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương đã cho thấy sự thay đổi của xã hội người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Về tổ chức bộ máy cai trị, mặc dù có sự thay đổi triều đại nhưng về cơ bản các triều đại vẫn sử dụng hệ thống mơ hình tổ chức xã hội như nhà Hán. Đơn vị hành chính lớn nhất là châu bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ, dưới châu là quận, dưới quận là huyện và các đơn vị hành chính cấp cơ sở. Về đơn vị hành chính, thời kỳ nhà Ngơ hầu như chưa có sự thay đổi, địa giới các quận, huyện nhà Hán được duy trì ổn định. Đời nhà Tấn sau khi tiếp quản Giao Châu: “Nhà Tấn chia Giao Châu làm 7 quận, 50 huyện. Quận Giao Chỉ có 14 huyện. Quận Cửu Chân có 7 huyện. Quận Nhật Nam có 5 huyện”4. Sau nhà Tấn, tổ chức các đơn vị hành chính hầu như khơng thay đổi. Như vậy, vào thời kỳ này địa bàn Hải Dương xưa vẫn thuộc hai huyện An Định và Bắc Đới, được hình thành ổn định từ thời thuộc Hán.
Về dân số, mặc dù ghi chép trong lịch sử hạn chế, song theo Tấn thư cho biết: dân số thời Tấn “quận Giao Chỉ có 12.000 hộ” nhưng chắc chắn con số ấy phải đông hơn bởi từ những năm đầu Công nguyên dân số ở Giao Chỉ đã
1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.165.2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.163. 2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Sđd, tr.163.
3. Tham khảo thêm Tác giả khuyết danh thời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd.4. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.I, tr.32. 4. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t.I, tr.32.
có 92.440 hộ gấp gần tám lần Tấn thư ghi chép. Bộ máy cai trị vẫn duy trì hệ thống quan lại được xác lập từ nhà Hán, đứng đầu là quan thứ sử, dưới là quan thái thú các quận, huyện lệnh các huyện cùng duy trì hệ thống quan lại, binh lính bảo vệ các vùng trị sở.
Do đặc thù địa lý bị ngăn cách, nơi đây vẫn hội tụ đủ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Núi cao ngăn cách, hiểm trở, đồng bằng màu mỡ, khoáng sản phong phú, sản vật dồi dào, cư dân đông đúc, kinh tế đủ thực lực lại xa cách triều đình trung ương, cho nên mỗi khi chính quyền trung ương biến loạn thì quan lại cai trị Giao Châu lại lợi dụng hoàn cảnh quản lý lỏng lẻo của trung ương, tự tung tự tác trên vùng đất được giao quản lý. Những viên quan lại này thường xây dựng lực lượng cát cứ riêng, củng cố vây cánh, khi quản lý của triều đình trung ương bng lỏng thì Giao Châu dễ trở thành vùng đất tự trị riêng chỉ ràng buộc với Trung Hoa về tính pháp lý. Kể từ thời nhà Hán, các chức quan quản lý từ đơn vị hành chính huyện đều là người Trung Quốc, do triều đình bổ nhiệm. Sự kế tiếp tranh giành, thay thế quyền lực của các triều đại chính quyền trung ương dẫn đến sự bổ nhiệm quan lại cai trị thay đổi, hệ quả là trên địa bàn Giao Chỉ sự xung đột của các quan lại được triều đình bổ nhiệm, đấu đá tranh giành quyền lực xảy ra liên tục. Khi quyền lực nhà Hán suy yếu, nhà Ngô cử Đái Lương làm Thứ sử Giao Châu thì “con Sĩ Nhiếp là Huy đã tự làm Thái thú, đem tông binh ra chống cự”1. Sĩ Huy bị giết, Lữ Đại cử sang làm Thứ sử thì “tướng của Huy là Cam Lễ và Hồn Trị lại đem dân đánh Đại”2 khơng thuần phục.
Nhà Tấn tiếp quản Giao Châu và cử Lữ Hưng sang làm Thứ sử nhưng “Hưng đã bị công tào là Lý Thống giết”3. Giao Châu trở thành địa bàn tranh chấp quyền lực Ngô - Tấn: “Nhà Ngô lấy Lưu Tuấn làm Thứ sử, Tuấn cùng với Đại đô đốc Tu Tắc và Tướng quân Cố Dung trước sau ba lần đánh Giao Châu. Dương Tắc (quan nhà Tấn cử - BBS) đều chống cự và đánh tan được cả,... giết
Lưu Tuấn và Tu Tắc”4. Đào Hồng, viên tướng nhà Ngơ lại giết Dương Tắc,
sau lại được nhà Tấn bổ nhiệm làm Thứ sử Giao Châu. Hay Vương Lượng, Thứ sử nhà Tấn bị Lương Thạc, viên quan cấp dưới làm phản “vây Lượng ở Long Biên, đoạt cờ tiết của Lượng”5 trở thành Thứ sử. Sự tranh chấp quyền 1, 2, 3, 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.165,
197, 166, 169.