IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)
3. Theo Thần tích đình nghè Phú Tảo, phường Thạch Khơi, thành phố Hải Dương, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
tỉnh Hải Dương.
2. Theo Thần tích đình Hồng Xá, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
3. Theo Thần tích đình nghè Phú Tảo, phường Thạch Khơi, thành phố Hải Dương, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
Thần tích đình Đồng Quan Nội, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn (nay là thị xã Kinh Môn) kể về một vị đại tướng quân triều Lý có tên là Thiên Ân với tài văn võ song toàn. Khi giặc Ma Na đem quân sang quấy nhiễu, vâng lệnh vua Lý Nam Đế, ông dẫn quân sĩ đi đánh giặc. Thắng trận, ông được phong là Thiên Ân Đại tướng quân. Khi mẹ mất, ông xin vua về quê chịu tang và mất ở quê. Nhớ cơng ơn đóng góp cho đất nước, ơng được dân làng dựng đình thờ cúng1.
Thần tích các thơn Hải Hộ, Hải Yến (xã Hồng Lạc, nay thuộc huyện Thanh Hà) cho biết bốn vị Nguyễn Đạt, Nguyễn Hồng, Nguyễn Khoa và Nguyễn Ý là người gốc đạo Sơn Nam, vốn tài giỏi, đến cư trú ở đất Hồng Châu. Khi vua Lý Nam Đế mở khoa thi kén người tài, các ông đã đi thi và đỗ đầu, được cử làm quan đi trấn trị các nơi. Nguyễn Đạt làm Thái thú lĩnh Hợp Phố, Hoan Châu; Nguyễn Hồng làm Thái thú trấn Nguyên Chân; Nguyễn Khoa làm Thái thú Hồng Châu và Nguyễn Ý làm Thái thú Ái Châu. Các ông đã cầm binh dẹp giặc Ma Na đến xâm chiếm các châu: Bố Chính, Lâm Bình, Minh Linh bảo vệ lãnh thổ của Nhà nước Vạn Xuân non trẻ. Với cơng lao đó các ơng được dân làng tơn
làm thành hồng thờ phụng2.
Thần tích đình Phú Thọ, xã Thạch Khơi, huyện Gia Lộc (nay là phường Thạch Khôi, thành phố Hải Dương) ghi lại về nữ tướng Phương Nương tài giỏi. Giặc Chiêm Vương Ma Na đem quân sang xâm lược, nhà vua thân chinh xa giá đi đánh giặc. Khi vua dẫn quân về huyện Gia Phúc (Gia Lộc ngày nay) được biết một gia đình có hai người con tài giỏi, người chị là Phương Nương, người em là Nguyễn Hồng Công. Khi giặc Chiêm đem quân xâm lấn cướp bóc, Phương Nương đến yết kiến xin vua Lý Nam Đế cho cầm quân phá giặc, đi theo nàng làm gia tướng cịn có 27 người khu nam và 13 người khu tây cùng quê. Phương Nương làm tiền quân cưỡi ngựa hồng, cầm long đao tiến đến trại giặc giáp chiến. Quân giặc khiếp vía bỏ chạy tán loạn, chết vô kể. Thắng trận, nàng xin vua trở về quê. Khi nàng chết, vua ban cho dân làng tiền vàng để xây dựng nơi thờ cúng3.