V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
3. Phạm Lê Huy: “Khảo cứu lại khởi nghĩa Dương Thanh (81 9 820)”, tạp chí Nghiên
nổ ra dù giành được thắng lợi hay bị đàn áp tàn bạo nhưng đều cho thấy ý thức độc lập dân tộc là tinh thần thường trực trong mỗi người dân. Sau này, sử gia Ngơ Thì Sĩ nhận xét: “Đương lúc nội thuộc, Mai Hắc Đế ở Nam Đường khởi binh chiếm giữ châu, khơng chịu sự trói buộc của bọn quan lại bạo ngược, cũng là tay lỗi lạc trong bậc thổ hào. Thành cơng thì có Lý Bơn, Triệu Quang Phục, khơng thành cơng thì có Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Họ đáng được nêu ra
mà biểu dương”1.Những cuộc khởi nghĩa vào nửa cuối thời Đường ở An Nam
đô hộ phủ đã cho thấy lãnh đạo là những hào trưởng nhiều đời, có uy tín trong nhân dân, họ có thể tham gia chính quyền đơ hộ, nhưng tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc ln hun đúc, khi có thời cơ là hành động để giành quyền độc lập. Hầu hết mọi tầng lớp nhân dân, từ hào trưởng, địa chủ, quan lại người Việt cho đến binh lính, người dân miền xuôi cũng như miền núi đều tham gia các cuộc khởi nghĩa. Từ sự mất quyền độc lập dân tộc, cùng với chính sách tơ thuế nặng nề, sự tham lam, tàn ác của hệ thống quan lại cai trị đã đẩy xung đột thành những cuộc khởi nghĩa. Đây là những tín hiệu tiền đề cho các cuộc nổi dậy chống Bắc thuộc sau này.
Đây cũng là thời gian người Nam Chiếu xua quân đến cướp bóc (năm 858, năm 862), đánh chiếm phủ thành (năm 863) “gây họa đến gần 10 năm” đẩy xã hội An Nam rơi vào khốn quẫn. Sự bất lực của các viên quan đô hộ nhà Đường, sự lớn mạnh của các hào trưởng người Việt ở các vùng đã tạo cơ hội cho người Việt tự tổ chức, xây dựng những đội quân bảo vệ quê hương, xây dựng lực lượng làm cơ sở vững chắc cho các cuộc đấu tranh giành độc lập sau này.