Tham khảo thêm Phạm Ngọc Phụng: Hai Bà Trưng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1975.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 33 - 34)

Từ Luy Lâu theo sông Dâu, sông Đuống liên thông với sơng Hồng, sơng Thái Bình hịa vào hệ thống chi lưu sông chảy qua địa bàn Hải Dương hội tụ trên vùng sông nước Lục Đầu. Về đường bộ, từ Luy Lâu theo con đường cổ 182 ngày nay nối Luy Lâu đến cửa sông Lục Đầu (vùng đất Đại Than), từ đó kết nối con đường Chí Linh (Hải Dương), Đơng Triều (Quảng Ninh) với vùng đất trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và vùng biển Đông Bắc. Con đường cổ 181 ngày nay nối vùng đất Từ Sơn chạy qua Luy Lâu xuống vùng Gia Bình, Lương Tài hợp nhau tại vùng Lục Đầu làm thành mạng lưới thủy, bộ liên hồn từ vùng biển Đơng Bắc vào trung tâm. Dấu vết con đường này được các nhà nghiên cứu gọi là “con đường xâm lược”. Ngoài ra, cịn dấu vết con đường cổ chạy từ phía đông thành Luy Lâu qua vùng Lạc Đạo (Hưng Yên) nối với các vùng đất Ninh Giang, Thanh Miện (Hải Dương) tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các vùng với nhau. Đặc biệt là hệ thống sơng Thái Bình là nơi hợp lưu của ba con sông Cầu, Thương và Lục Nam cùng các phân lưu của sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Rạng, sơng Văn Úc, sơng Lạch Tray,... hội tụ hình thành hệ thống giao thông thủy thuận lợi từ vùng đất Hải Dương đi các vùng đất khác. Trên vùng đất không xa trị sở Luy Lâu, một trung tâm là trị sở của huyện An Định thời Hán là dấu vết của Thành Dền, thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương. Di tích đó ngày nay là một vùng đất cao bị chia cắt bởi hệ thống kênh đào của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Chính giữa di tích hiện nay là ngơi đền thờ của xóm. Xế về phía tây bắc là trạm bơm thủy nông. Trên vùng đất cịn để lại nhiều dấu tích của một khu cư trú xưa khá rộng có những đặc trưng vật liệu mang phong cách thời Hán như đầu ngói ống trang trí hình chữ Triện, đồ gốm hoa văn in ơ vng kiểu Hán, gạch kích thước lớn cùng đồ gốm nhiều loại hình khác nhau cho biết khả năng nơi đây là một trung tâm trị sở nhà Hán quản lý vùng đất Hải Dương trong buổi đầu lịch sử. Vùng đất này cách khơng xa phía nam Luy Lâu - thủ phủ Giao Châu, lại thuận lợi về giao thơng thủy, bộ nên có thể coi đây là một trị sở quan trọng. Đây có thể là trị sở huyện An Định buổi đầu “tương đương với miền Hải Dương và Hưng Yên, ở giữa sơng Hồng và sơng Thái Bình”1.

Là một phần của lịch sử dân tộc, người dân Hải Dương cũng như các miền quê khác, dưới ách đơ hộ của nhà Hán, bị bóc lột bởi thuế khóa, tạp dịch cùng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)