- Thần tích đình Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
2. Ngơ Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd, tr.163.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.256. tr.256.
bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ,... Họ Khúc ba đời kế nối, hùng cứ một phương, lòng người yên ổn,... xét về việc nối quốc thống, tiếp tục cơ nghiệp họ Hồng Bàng thì phải lấy Khúc Thừa Dụ làm trước”1.
Từ khi Khúc Thừa Dụ chủ động lên nắm quyền quản lý đất nước, lịch sử dân tộc mở đầu trang mới. Mặc dù trên danh nghĩa nằm trong hệ thống quan lại của triều đại nhà Đường, nhưng quyền tự chủ dân tộc bước đầu được xác lập làm nền tảng cho nền độc lập dân tộc vào những thế kỷ sau.
1. Đặng Xuân Bảng: Việt sử cương mục tiết yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.56. 2000, tr.56.
Là một thành tố địa lý quan trọng của lãnh thổ dân tộc, vùng đất Hải Dương là một bộ phận máu thịt gắn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong dòng chảy chung ấy, từ những dấu vết buổi ban đầu thời khởi thủy đến trước năm 905, vùng đất Hải Dương đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa làm nên bản sắc dân tộc. Đây là vùng đất nằm ở phía đơng bắc - trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, một bộ phận lãnh thổ gắn kết hình thành nên diện mạo của trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Do kiến tạo của địa chất, vùng đất có địa hình khá phong phú, đa dạng với các loại hình miền núi, trung du và đồng bằng, trong đó đồng bằng chiếm diện tích quan trọng. Miền núi Hải Dương là những dãy núi phần cuối của vịng cung Đơng Bắc với những đỉnh núi khơng cao lắm hịa cùng những dải núi trùng điệp của vùng đất Chí Linh hay những cụm núi xi xuống vùng đất Kinh Môn. Tiếp nối là vùng núi trung du thấp dần làm phần đệm tạo nên đường viền diềm cho đồng bằng châu thổ. Đồng bằng Hải Dương rộng, phẳng, là một phần quan trọng tạo nên cảnh quan vùng đông bắc đồng bằng Bắc Bộ. Được hình thành từ nguồn gốc vịnh biển nơng, do phù sa hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình cùng các chi lưu dày đặc bồi đắp nên vùng đồng bằng Hải Dương khá bằng phẳng, màu mỡ. Đồng bằng ở đây gắn bó mật thiết với hệ thống sơng liên kết với biển tạo nên hệ sinh thái đa dạng. Nằm chung trong vùng khí hậu đơng bắc đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương có khí hậu khá ơn hịa, mưa gió thuận hịa, thời tiết các mùa rõ rệt, lượng nước dồi dào trên mặt và trong lịng đất, có giờ nắng đầy đủ quanh năm, thuận lợi cho hệ sinh thái thực vật phát triển. Lịng đất Hải Dương phong phú, giàu có về khống sản gồm: kim loại, khống chất cơng nghiệp, vật liệu xây dựng với trữ lượng khá lớn. Hệ động, thực vật
có mặt trên vùng đất gồm nhiều giống loài, khá đa dạng, phong phú, phân bổ đều trên các vùng. Địa hình tự nhiên đa dạng, đồng bằng thống rộng, sơng hồ cho nguồn nước dồi dào, hệ thống động, thực vật đa dạng, lịng đất giàu khống sản là điều kiện thuận lợi, gọi mời con người cư trú, khai phá, xây dựng và phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ lịch sử để có một diện mạo vùng đất Xứ Đơng giàu có, văn vật.
Với vị trí địa lý, địa hình thuận lợi, hệ động, thực vật tự nhiên phong phú, vùng đất Hải Dương đã được con người lựa chọn sinh sống từ thời tiền, sơ sử. Lan tỏa từ những cộng đồng người thuộc văn hóa Hịa Bình sinh sống, con người đã định cư trên vùng núi Hải Dương và dần tỏa đi chinh phục đồng bằng. Dấu vết để lại tại Nhẫm Dương trong hệ thống núi vùng đất Kinh Thầy cho thấy, con người đã có mặt khai phá, chinh phục tự nhiên, sáng tạo nên đời sống kinh tế, văn hóa khá đa dạng. Thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, con người đã định cư trên nhiều vùng đất thuộc Hải Dương ngày nay. Kinh tế khai thác tự nhiên thời tiền sử được dần thay thế bằng kinh tế sản xuất. Nhiều loại cây trồng xuất hiện, cư dân đã thuần hóa cây lương thực, cây ăn quả thành cây chủ lực, cùng với chăn nuôi, săn bắt, đánh cá tạo nên đời sống vật chất đầy đủ. Hệ thống cơng cụ sản xuất có bước tiến về chất liệu. Ngành nghề thủ công xuất hiện, nghề luyện kim, nghề gốm, đan lát, dệt vải tạo nên một nền kinh tế sinh động, hình thành nên những cộng đồng người sinh sống tập trung với những tổ chức quản lý xã hội ban đầu mà biểu tượng của các thủ lĩnh là những chiếc trống đồng được tìm thấy. Cùng với khai phá, xây dựng cuộc sống, tổ chức xã hội, sự xuất hiện của các nhóm cư trú đã tạo nên nếp sống cộng đồng, đóng góp và hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc trong buổi đầu lịch sử. Đây là những hạt nhân có mặt từ buổi ban đầu dựng nước dưới chính thể của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Sau triều đại Văn Lang - Âu Lạc độc lập thời dựng nước, xây dựng nền tảng kinh tế - văn hóa dân tộc, Xứ Đông - Hải Dương bước vào thời kỳ bị đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trong ngàn năm chịu sự thống trị của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, cùng với người dân Việt, người Hải Dương phải chịu thử thách của lịch sử với hai mục tiêu sống còn: chống đồng hóa văn hóa dân tộc và đấu tranh giành độc lập, tự chủ. Tựa vào tiền đề truyền thống văn hóa được xây dựng vững chắc trong thời kỳ dựng nước, ln ý thức gìn giữ nền tảng văn hóa dân tộc, tinh thần cố kết
cộng đồng, bảo tồn các truyền thống văn hóa đã hun đúc tinh thần độc lập tạo nên giá trị bền vững trong suốt ngàn năm gian nan. Với tinh thần bất khuất, khát vọng độc lập dân tộc, người dân Hải Dương đã tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng trong các cuộc nổi dậy giành độc lập, góp phần xây dựng triều đình Lĩnh Nam dưới thời Hai Bà Trưng, Nhà nước Vạn Xuân dưới thời Lý Bí - Lý Nam Đế. Với hệ thống di tích cùng thần tích, thần phả để lại trên địa bàn Hải Dương cho thấy sự hưởng ứng rộng khắp, rầm rộ của người dân nơi đây trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cùng sự ngoan cường đứng lên chống lại cuộc xâm lăng của Mã Viện. Người Hải Dương tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và q trình hình thành nhà nước độc lập Vạn Xuân. Đặc biệt, người dân vùng đất Chu Diên đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giữ vững nền độc lập của Nhà nước Vạn Xuân dưới thời Triệu Quang Phục.
Hơn 10 thế kỷ cùng dân tộc bền bỉ giữ vững tinh thần độc lập, lúc âm thầm, lúc bùng phát hòa trong cuộc đấu tranh giành độc lập, các cuộc khởi nghĩa, từ quy mô nhỏ lẻ tự phát tại địa phương, hay rầm rộ tham gia vào các cuộc nổi dậy chung của dân tộc, đều có sự tham gia tích cực của người dân Hải Dương. Dấu ấn người Hải Dương trong các cuộc khởi nghĩa hay có mặt trong các triều đại độc lập của Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế được ghi nhận trong hệ thống di tích lịch sử trên khắp địa bàn các cộng đồng dân cư sinh sống. Sự tham gia cả về bề rộng và chiều sâu đã trở thành truyền thống yêu nước của người Hải Dương trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý thức độc lập dân tộc được gìn giữ, bồi dưỡng, phát huy trong hơn ngàn năm chống Bắc thuộc đã được người dân Hải Dương phát huy trong thời đại độc lập dân tộc những thế kỷ tiếp theo làm nên tính cách “chuộng nghĩa, giữ tiết... hăng hái việc công”1.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, mặc dù dưới sự thống trị của chính quyền đơ hộ các triều đại phong kiến Trung Quốc với các chính sách bóc lột tàn bạo, cống nạp các sản vật tự nhiên, các loại thuế đè nặng, nhưng với bản chất cần cù, sáng tạo, người Hải Dương từng bước xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Với tri thức kinh nghiệm kế thừa từ các thế hệ tiền nhân, việc khai hoang, khẩn hóa đã tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, những vùng đất thuận lợi để phát triển sản xuất, trồng trọt trên địa phương. Cùng với truyền thống
canh tác cổ truyền, người Hải Dương năng động tiếp thu kỹ thuật mới trong sản xuất, trồng trọt, làm thủy lợi từ người Hán đưa sang một cách có chọn lọc, phù hợp làm giàu thêm tri thức và năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Sự tiếp thu, chọn lọc những kỹ thuật sản xuất trong nghề thủ công, các nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ xuất hiện bên cạnh những nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đúc kim loại đã tạo nên khối lượng sản phẩm phong phú, đa dạng kiểu dáng phục vụ cho cuộc sống.
Cùng với sự phát triển kinh tế, những phong tục tập quán sinh hoạt xã hội phù hợp với quan niệm, nhận thức của cộng đồng xuất hiện, hình thành những tín ngưỡng, nghi lễ như tục thờ cúng hiện tượng tự nhiên: thần đất, thần sông, thần núi, thần cây hay tục thờ cúng tổ tiên, nghi lễ cưới hỏi, tang ma... tạo nên nền tảng văn hóa, tư tưởng vững chắc trong các cộng đồng chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ln chủ động rộng mở, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa bên ngồi du nhập vào để làm giàu thêm văn hóa dân tộc là nét đặc trưng của người Việt nói chung và người Hải Dương nói riêng. Trong thời kỳ bị đơ hộ, đồng hóa, người Hải Dương đã tiếp thu và là nơi dung dưỡng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo hội nhập với truyền thống văn hóa bản địa, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Điều kiện kinh tế, văn hóa cùng tinh thần độc lập dân tộc được hun đúc từ khởi thủy kéo dài suốt 1.000 năm chống đồng hóa đã tơi rèn bản lĩnh, nhân cách con người Hải Dương làm tiền đề để tham gia vào quá trình giành độc lập và phục hưng văn hóa dân tộc trong những thời kỳ lịch sử tiếp theo.
Với chặng đường dài từ khởi thủy đến trước năm 905, nằm trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, với vị thế quan trọng trên vùng Đông Bắc của Tổ quốc, lịch sử của vùng đất Hải Dương là một bộ phận của lịch sử Việt Nam, lịch sử của một dân tộc thường xuyên phải đấu tranh giành độc lập, gìn giữ nền độc lập, tự chủ dân tộc. Lịch sử của cuộc trường chinh xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc và chống đồng hóa văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, gìn giữ, bảo vệ, xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc làm nên truyền thống văn hóa Việt Nam, tạo nên bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, đậm đà tính dân tộc. Sự đóng góp vào lịch sử chung của đất nước từ vùng đất, con người Hải Dương từ khởi thủy đến trước năm 905 có thể khẳng định là giai đoạn nền tảng để Hải Dương cùng cả dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc.
Phụ lục 1