V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
1. Xem Đường hội yếu, quyển 73, An Nam đô hộ phủ 2 Xem Cựu Đường thư, quyển 19.
2. Xem Cựu Đường thư, quyển 19.
kiện lan tỏa đến các vùng đất và có ảnh hưởng trong xã hội. Nhiều trung tâm Phật giáo giai đoạn này phát triển, trở thành những trung tâm lớn như Luy Lâu (Bắc Ninh) của thiền phái Tì ni đa lưu chi, Kiến Sơ (Bắc Ninh) của phái Vô Ngôn Thông, hay Nhạn Tháp (Nghệ An). Sự phát triển của Phật giáo đã hình thành nên tầng lớp cao tăng người Việt có tri thức cùng mối quan hệ với bên ngồi. Họ góp phần tạo nên tầng lớp trí thức phong kiến trong xã hội Việt Nam lúc đó và xây dựng nên bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng mang ý thức và tư tưởng quốc gia cho dân tộc giai đoạn sau. Ở thơn Thanh Hồi, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện được tấm bia có niên đại Kiến Hưng nhị niên (năm 314), Nguyên Gia chấp thất niên, tức năm thứ 27 (năm 450) hay ở chùa Đơng Quang, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành,
phát hiện được tấm bia có niên đại Nhân Thọ nguyên niên (năm 601)1. Tại
Nhạn Tháp, đã tìm thấy hộp xá lỵ được coi là xuất hiện vào thế kỷ IX. Sự hiện hữu của các hiện vật, di tích trên đã phản ánh khá rõ nét đời sống tơn giáo, văn hóa đương thời.
Sự phát triển kinh tế, giao thông, những thành tựu của giáo dục, Phật giáo đã góp phần hình thành, thúc đẩy sự lớn mạnh của tầng lớp quý tộc, hào trưởng phong kiến người Việt. Mặc dù dưới sự cai trị của nhà Đường, bị xem là tầng lớp “thổ hào” hay “man hào” nhưng họ là những người có cơ sở kinh tế và giữ vai trò quan trọng trên mỗi vùng đất. Tầng lớp phong kiến Việt Nam dần nắm tư liệu sản xuất như ruộng đất, của cải, sử dụng nhiều lao động, hình thành nên những tập đồn phong kiến giữ vai trò quan trọng ở nhiều địa phương. Từ thế lực kinh tế, tầng lớp này đã dựa vào dân, từng bước đấu tranh chống chính quyền đơ hộ, buộc chính quyền phải nhượng bộ những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân, hoặc họ tìm cách tham gia vào bộ máy chính quyền để trực tiếp đấu tranh với các chính sách tàn độc, tham lam của chính quyền đơ hộ. Dương Thanh là một thổ tù được nhà Đường giao cho chức Thứ sử Châu Hoan, hay Lý Tự Tiên, Đinh Kiến cũng là những võ quan tham gia chính quyền đơ hộ.
Có thể thấy, hơn 300 năm dưới sự đơ hộ của nhà Đường, mặc cho chính sách đơ hộ tàn khốc, chính sách thuế khóa nặng nề, hệ thống quan lại tham nhũng, sự độc quyền về chính trị, âm mưu áp đặt đồng hóa về văn hóa, nhưng