Tham khảo thêm Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Mai Thúc Loan với cuộc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 130 - 133)

V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)

3. Tham khảo thêm Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Mai Thúc Loan với cuộc

Hưng xưng là Đô quân, Hải xưng là Đơ bảo, đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày khơng thắng được. Đến đây dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem qn vây phủ. Chính Bình lo sợ phẫn uất thành bệnh ở lưng mà chết. Hưng

nhân đó vào đóng ở phủ trị”1. Theo nội dung trên tấm bia Phùng Hưng ghi

lại: “Tổ tiên Phùng Hưng là Phùng Trí Cái, vốn làm Thổ tù, tục gọi là Quan lang đất Đường Lâm. Gia đình rất giàu có và uy tín với nhân dân quanh vùng. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh (đời thứ 6) là một người hiền tài đức độ. Khoảng năm Nhâm Tuất (năm 722), đời Đường Khai Nguyên ông theo Mai Hắc Đế khởi nghĩa. Sau đó việc bị phát giác, bị mất chức, ông về điền viên, thường phiền muộn không vui. Phùng Hạp Khanh có người vợ họ Sử, sau theo lời khuyên của vợ, ông hết sức chăm nom vườn ruộng. Chỉ trong vài năm, ơng trở nên giàu có, gia tài tích lũy kể hàng vạn. Ơng bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Con lớn là Hưng, tự là Công Phẫn, con thứ hai là Hải, tự là Tử Hào, con thứ ba là Dĩnh, tự là Danh Đạt. Lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể lơi trâu, đánh hổ. Năm 18 tuổi, cha mẹ mất, ba anh em đều đơn thuận, hiếu kính, hay làm những việc nhân đức, ân nghĩa”2. Sử liệu còn ghi lại: Phùng Hưng có tên tự là Cơng Phẫn, là cháu bảy đời của Phùng Trí Cái người đã từng được vào trong cung vua Đường Cao Tổ (618 - 626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh là một người hiền tài đức độ, đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan khi trước. Cuộc khởi nghĩa ban đầu từ quê hương Đường Lâm, sau phát triển mạnh ra xung quanh, tạo nên thanh thế lớn mạnh khắp vùng Giao Châu. Phùng Hưng tự xưng là Đô quân, Phùng Hải xưng là Đô bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đơ tổng tập hợp dân binh có đến vài vạn người, tự trấn giữ các nơi hiểm yếu. Tích trữ lương thảo, luyện quân rèn vũ khí chống lại nhà Đường. Viên quan đơ hộ là Cao Chính Bình đem qn đi đàn áp nhiều lần khơng được, trong khi đó được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Năm 791, Phùng Hưng cùng tướng lĩnh dẫn đại quân vây đánh trị sở Tống Bình. Phùng Hưng chia quân làm tám mặt, sai tướng chỉ huy qn sĩ vây chặt. Cao Chính Bình lo sợ phẫn uất sinh bệnh mà chết, quân sĩ

1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.191.2. Trần Huy Bá: “Bia Phùng Hưng”, tạp chí Khảo cổ học, số 3/1977, tr.73. 2. Trần Huy Bá: “Bia Phùng Hưng”, tạp chí Khảo cổ học, số 3/1977, tr.73.

đầu hàng. Cuộc khởi binh thắng lợi, Phùng Hưng dẫn quân vào đóng ở phủ trị. Theo Giao Châu ký: Phùng Hưng quản lý đất nước được 7 năm rồi mất. Sách

Việt điện u linh cũng ghi lại: “Phùng Hưng vào phủ đô hộ coi việc được 7 năm

thì mất”. Theo Đại Nam nhất thống chí thì Phùng Hưng “trị nước 11 năm,

trong nước yên ổn”1. Sau khi Phùng Hưng mất, các tướng muốn tôn người

em là Phùng Hải lên thay, nhưng không thuận nên con trai là Phùng An nối ngôi cha. Phùng An lên thay tôn cha là Bố Cái Đại Vương. Được hai năm, nhà Đường sai Triệu Xương dẫn quân sang, dụ Phùng An đầu hàng. Trước sức mạnh của đội quân nhà Đường, Phùng An liệu thế không chống nổi, bèn đầu hàng, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng thất bại. Mặc dù thời gian độc lập không lâu nhưng cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, làm tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa những thế kỷ tiếp theo.

Bước vào thế kỷ IX là thời kỳ rối ren của xã hội Giao Châu, nhóm quan lại nhà Đường tranh chấp quyền lực, Đô hộ Triệu Xương xin nghỉ, vua Đường “lấy Lang trung Bộ binh là Bùi Thái thay,... Tướng ở châu là

Vương Quý Nguyên đuổi Bùi Thái đi”2,... Năm 843, “Kinh lược sứ Vũ Hồn

bắt tướng sĩ đắp sửa thành phủ, tướng sĩ làm loạn, đốt lầu thành, cướp kho

phủ”3 dẫn đến việc quan lại các châu thành đánh loạn lẫn nhau. Trong bối

cảnh triều đình trung ương rối ren kiểm sốt khơng chặt chẽ, quan lại hùng cứ các địa phương, thì các viên quan đơ hộ thừa cơ bóc lột nhân dân khốc liệt hơn. Các viên quan đô hộ Lý Tượng Cổ “tham bạo hà khắc”, Lý Trác “tham lam, tàn bạo” hay Giám quân Lý Duy Chu là người “hung bạo, tham lam” khiến xã hội rối loạn, lòng dân chia lìa: “Bấy giờ đói kém loạn lạc liên tiếp,

6 năm không nộp thượng cung, trong qn khơng có khao thưởng”4. Trong

tình hình đó, cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh nổ ra.

Theo lịch sử ghi chép: Khi Lý Tượng Cổ là tôn thất nhà Đường được cử sang cai trị An Nam, một viên hào trưởng người Việt có danh tiếng là Dương Thanh được trọng dụng làm Nha môn tướng lĩnh, giữ chức Thứ sử châu Hoan. Năm 818, khi cuộc khởi nghĩa của người Man nổ ra, Lý Tượng Cổ

1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Sđd, t.IV, tr.223.

2, 3, 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.192, 193, 195. 193, 195.

sai Dương Thanh dẫn 3.000 quân đi trấn áp. Lợi dụng cơ hội này, Dương Thanh kêu gọi binh lính khởi nghĩa, tập kích lại phủ thành, giết chết Lý Tượng Cổ và lên nắm quyền quản lý. Đại Việt sử ký toàn thư viết: Lý Tượng Cổ vì tham bạo, hà khắc, mất lịng dân chúng. Tướng của Lý Tượng Cổ là Dương Thanh nhiều đời làm tù trưởng người Man,... Tượng Cổ vẫn kiêng dè gọi cho làm nha tướng, đến đây khi đánh người Man ở Hoàng Động, Dương Thanh nhân thấy lịng người ốn Tượng Cổ, đang đêm trở về đánh úp châu,

chiếm được, giết Tượng Cổ1. Theo Cựu Đường thư cho biết: “Dương Thanh

thay làm hào trưởng phương Nam, do Lý Tượng Cổ tham lam hoành hành, Cổ lại sợ thế lực Dương Thanh mạnh, liền đưa Thanh từ Thứ sử Hoan châu về làm tướng nha môn, Thanh uất ức khơng vui. Chẳng bao lâu, giặc Hồng Gia ở Ung Quản phản loạn, ban chiếu cho Tượng Cổ đem mấy đạo quân cùng tiêu diệt. Tượng Cổ lệnh cho Dương Thanh dẫn 3.000 quân tiến thẳng đến nơi đó. Thanh cùng với con là Chí Liệt, cùng thân nhân là Đỗ Sĩ Giao ngầm mưu phản. Đang đêm tập kích An Nam, vài ngày sau thành bị hạ,

Tượng Cổ bị chết trong đó”2. Nhà Đường tìm mọi thủ đoạn mua chuộc “ban

chiếu xá tội, cho Dương Thanh làm Thứ sử Quỳnh Châu”, nhưng Dương Thanh không chịu, bị quân nhà Đường dưới sự chỉ huy của Quế Trọng Vũ đem binh lính sang đàn áp “giết được Thanh cùng con là Chí Trinh, tịch thu tồn bộ gia sản”. Dương Thanh cùng gia quyến và tướng sĩ bị giết, cuộc khởi nghĩa thất bại. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, Dương Thanh còn có tên gọi là Dương Trạm Thanh, ơng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào trung tuần tháng 8/819 và tồn tại đến ngày 29/3/820, tuy thời gian chỉ tồn tại hơn sáu tháng nhưng “khởi nghĩa Dương Thanh chính là điềm báo trước cho những sự kiện trọng đại sắp xảy ra trong giai đoạn thế kỷ IX - X, dẫn đến sự hình thành một quốc gia độc lập - tự chủ của dân tộc Việt Nam sau hơn nghìn năm Bắc thuộc”3.

Sự thống trị dưới triều đại Tùy - Đường kéo dài hơn 300 năm, dưới ách đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta không ngừng nổi dậy, các cuộc khởi nghĩa 1. Xem Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.192. 2. Cựu Đường thư, quyển 31, phần Lý Cao Tông liệt truyện. Dẫn theo Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.195.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)