III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)
3. Xem Tăng Bá Hoành: “Mộ cổ An Sinh (Hải Hưng)”, in trong Những phát hiện mớ
Mộ kiểu Hán tại gò Đống Cao thuộc thơn An Phịng, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tìm thấy phần cửa vịm mộ. Kích thước mẫu gạch xây mộ là: dài 39,5cm, rộng 9,5cm, dày 1,5 - 2,5cm. Đây là loại gạch múi bưởi dùng để xây cuốn vòm mộ. Căn cứ vào cấu trúc ngơi mộ và loại gạch xây mộ có thể kết luận ngơi mộ có niên đại khoảng thế kỷ III1.
Mộ Cẩm Khê, thôn Cẩm Khê (nay thuộc phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương) được khai quật năm 1998. Mộ có hai vịm cuốn, hiện vật thu được gồm tiền Ngũ Thù đời Tây Hán và đồ gốm. Mộ có niên đại khoảng thế kỷ III - IV. Đây là những ngôi mộ gạch kiểu Hán, có thể của quan lại người Hán hoặc quý tộc người Việt mai táng theo kiểu Hán. Quy mô, cấu trúc mộ, vật liệu xây mộ và đồ tùy táng phản ánh phần nào tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa đương thời một cách khách quan. Ngồi những ngơi mộ được xây gạch, trên địa bàn Hải Dương cịn tìm thấy nhiều ngơi mộ truyền thống, đó là những ngơi mộ thuyền, mộ xếp cũi bên trong có chứa các đồ tùy táng, cung cấp nguồn tư liệu chân thực về lịch sử của vùng đất,...
Ngôi mộ cổ Minh Đức nằm trên cánh đồng thơn Nu, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ có chiều dài 9,8m, rộng 3,6m, đáy được lát kín bằng 30 tấm gỗ lim. Đồ tùy táng tại các góc mộ có đặt đồ gốm rải rác, phần phía bắc đặt kiếm và tiền đồng. Đồ gốm gồm các loại hình khác nhau: bình hình củ tỏi, âu, ống, nắp gốm với nhiều kích cỡ. Ngồi ra cịn có cục tiền đồng, mảnh kiếm gãy2.
Mộ cổ Gia Lương, xã Gia Lương, huyện Gia Lộc là loại hình mộ xếp cũi với chiều dài 7m, rộng 4,4m, cao 1,7m, được ghép lại từ những khúc gỗ lim. Để có kích thước mộ cần đến 20m3 gỗ lim. Đồ tùy táng trong mộ gồm đồ đồng, đồ sắt và đồ gốm niên đại khoảng thế kỷ III.
Mộ cổ Ngịi Hang, thơn Tử Lạc (nay là phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn) gồm hai ngôi mộ chôn liền kề nhau. Đây là loại mộ thân cây khoét rỗng. 1. Xem Nguyễn Duy Cương: “Phát hiện mộ cổ ở tỉnh Hải Dương năm 2010”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012, tr.245-246.