Hải Dương dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 75 - 77)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

4. Hải Dương dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Nằm chung trong dòng chảy lịch sử dân tộc, là một bộ phận lãnh thổ quan trọng trên vùng đông bắc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ màu mỡ, không xa trị sở trung tâm của các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, vùng đất Hải Dương ln giữ vai trị quan trọng trong lịch sử và là một bộ phận của

1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Sđd, t.II, tr.285.

2. Tham khảo thêm Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa: Lịch sử Thanh Hóa, Sđd, t.II, tr.49-60. Thanh Hóa, Sđd, t.II, tr.49-60.

3. Xem Trần Thọ: Tam quốc chí (Ngơ thư), Nxb. Văn học, Hà Nội, 2016, t.III, tr.125.4, 5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.178. 4, 5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.178.

lịch sử dân tộc. Theo tư liệu lịch sử, sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, những người tham gia cuộc khởi nghĩa trên địa bàn Hải Dương đều bị đàn áp dã man, nhiều vùng đất bị tàn phá. Hệ thống chính quyền cai trị được thiết lập lại hoàn chỉnh hơn, quan lại người Hán được bổ nhiệm xuống cấp huyện, binh lính được tăng cường để bảo vệ các trị sở.

Về địa giới hành chính, Hải Dương thời kỳ này thuộc hai huyện Bắc Đới và An Định. Đây là hai huyện trên các vùng địa hình khác nhau. Huyện Bắc Đới bao gồm phần đất thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Mơn ngày nay, có địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng và huyện An Định gồm vùng đất đồng bằng ven sơng Thái Bình, sơng Luộc, sơng Kinh Thầy cùng hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Dấu vết trị sở huyện An Định là Thành Dền (nay thuộc thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương). Dấu vết để lại cho thấy đây là tòa thành đắp đất có những cơng trình kiến trúc được lợp ngói âm dương với đầu ngói ống trang trí khá đẹp.

Cư dân Hải Dương thời kỳ này cũng có sự gia tăng đáng kể, bên cạnh chủ thể người Việt thì sự hội nhập của người Hán khá đơng đúc. Nằm ở vị trí thuận lợi của vùng đông bắc đồng bằng Bắc Bộ, đồng ruộng màu mỡ, đất đai phì nhiêu, thuận lợi về giao thơng lại gần trị sở Giao Châu - trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội, là điều kiện tự nhiên, xã hội tốt để người Hán ồ ạt gia nhập và khai thác vùng đất. Người Hán có mặt tại đây có nguồn gốc khác nhau, ngồi hệ thống quan lại cai trị, binh lính thì những người nơng dân đói khổ tha phương, tội nhân, thợ thủ cơng, thương nhân cũng có mặt. Họ cư trú thành những nhóm người Hán riêng và lập các trang trại hay sống xen cư cùng người Việt. Sự có mặt của người Hán mang theo những tiến bộ kỹ thuật mới về công cụ sản xuất, kỹ thuật thủy lợi hay sản xuất thủ công tạo nên sức sống mới cho nền kinh tế của vùng đất. Với địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, cư dân đông đúc, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới nên việc khai hoang mở rộng diện tích sản xuất ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, do dân số đơng nên việc mở rộng khai hoang được tiến hành rầm rộ từ những vùng đồi núi đến ven sơng Thái Bình, sơng Luộc. Có thể thấy, việc khẩn hoang thể hiện qua các ghi chép tại các địa phương. Theo các cụ cao niên kể lại, những cư dân sinh sống tại thôn Nội Hợp, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Mơn ngày nay có nguồn gốc từ những nhóm người Việt cổ từ vùng Đông Bắc xuống đây khai phá đất đai. Đây là vùng

bán sơn địa với địa hình khá phức tạp, đồi núi xen kẽ đồng bằng. Vùng đất Vĩnh Lâm chủ yếu là đất đồi núi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn rừng, trồng cây ăn quả, lấy gỗ. Các thôn Ninh Xá, Tiên Xá, Lê Xá, Nội Hợp có địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp cho cấy lúa và trồng hoa màu. Người dân vùng này đã mở đất canh tác phát triển kinh tế. Truyền thuyết đình Phương Quất ở xã Lạc Long, thị xã Kinh Môn kể rằng những cư dân ở đây có nguồn gốc từ vùng núi Đơng Bắc xuống vùng đất này khai hoang, lập làng và dần mở rộng diện tích khi dân cư ngày càng đông đúc1. Tại thôn Hán Lý và Hào Khê, xã Hưng Long, huyện Ninh Giang ven sơng Luộc, trong lịng đất canh tác ngày nay cịn tìm thấy những lớp vỏ sị, cây sú, vẹt, dấu vết của vùng ngập mặn xưa kia được khai phá. Truyền thuyết thôn Bồ Dương, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Thanh (nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang) cho biết: “Xưa kia đây là miền đất hoang sơ, đầm lầy, chim chóc nhiều vơ kể. Mùa nước nổi từ tháng 5 đến tháng 7, nước tràn mênh mơng, lác đác có những người chài đến sinh sống. Dần dần mọi người kéo đến đây lập nghiệp khẩn hoang”2. Thần tích đền Tịng Thiện cho biết: “Từ xa xưa, mảnh đất Thanh Lang là một vùng đồng lầy, lau sậy, sú, vẹt mọc ngút ngàn, sơng ngịi chằng chịt như mạng nhện, mảnh đất bốn bề sông nước, cây mọc thành rừng”3, người dân đã đến đây lập trại mở đất canh tác. Thần tích đình Lơi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà cũng cho biết, xưa kia đây là bãi bồi rộng mênh mơng của lưu vực sơng Thái Bình, dần được người dân khai phá. Cùng với quá trình mở rộng diện tích canh tác, những kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng như công cụ sản xuất bằng sắt, sức kéo của trâu bò cho năng suất cao được áp dụng vào nơng nghiệp. Bên cạnh đó, việc đào mương thau chua, rửa mặn được tiến hành làm cho đất đai ngày càng màu mỡ. Năng suất cây trồng tăng nhanh. Nằm trên vùng đồng bằng màu mỡ, cây lúa là cây trồng chủ lực của cư dân nơi đây, một năm hai vụ cấy lúa. 1. Theo Thần tích đình Phương Quất, xã Lạc Long, huyện Kinh Mơn, tư liệu lưu tại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)