Văn hiến thông khảo, Điền phú khảo, quyển 2 Dẫn theo Đỗ Văn Ninh (Chủ biên):

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 61 - 63)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

1. Văn hiến thông khảo, Điền phú khảo, quyển 2 Dẫn theo Đỗ Văn Ninh (Chủ biên):

Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.290.

2, 3, 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.159, 170. tr.159, 170.

quan lại được bổ nhiệm làm quan cai trị theo hệ thống chính quyền cai trị từ huyện lệnh đến thái thú, thứ sử. Đi cùng họ đến vùng đất mới nhậm chức là thân thuộc, gia quyến, hình thành nên tầng lớp trên trong xã hội. Hệ thống binh lính được cử đi bảo vệ các trị sở chính quyền cai trị cũng mang theo vợ con, thân quyến. Các thương nhân buôn bán, thợ thủ công sang cũng hy vọng thành công trên vùng đất mới. Đơng đảo hơn là những người dân khốn khó do biến động xã hội, chiến tranh loạn lạc, tai họa thiên nhiên phải ly hương lang bạt tha phương xuống phía Nam. Ngồi ra, cịn có những người phạm tội bị đày xuống phía Nam để hầu hạ, phục dịch hệ thống quan lại, v.v. tạo nên những làn sóng di dân hợp pháp và bất hợp pháp. Đặc biệt, cùng với những lần thay đổi triều đại thì làn sóng di dân ấy lại tấp nập với nhiều thành phần khác nhau. Sự thay đổi các triều đại dẫn đến nhiều dòng họ, quan lại, sĩ phu bất đồng với triều đại mới bỏ đi lánh nạn.

Sử cũ ghi lại: Hồ Cương là viên quan “Thái phó nhà Hán ở Hồ Quảng, là người thanh cao có khí tiết, gặp lúc Vương Mãng sốn ngơi, treo mũ áo ở cửa phủ mà đi, lưu lạc sang Giao Chỉ”. Trong lời tựa của sách Mâu Tử cho biết: “Sau khi Linh đế chết (năm 189 - nhà Hán), thiên hạ đại loạn, chỉ có đất Giao Chỉ khá yên ổn, các sĩ đại phu miền Bắc chạy cả sang đó”1. Đó là thời Sĩ Nhiếp (năm 187) do biến loạn, các “danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người”2. Từ thời nhà Ngơ sau khi thay thế nhà Hán “đặt chức Thứ sử ở Giao Chỉ, dời những người phạm tội ở Trung Quốc sang ở lẫn vào các nơi ấy”3. Những người phạm tội bị đi đày phải làm lính thú, khổ sai nơi cơng đường hay gia nhân nhà quyền quý gốc Hán, sau này họ lấy vợ người Việt và thế hệ sau dần chuyển thành người bản địa. Giao Châu bị coi là vùng ác địa nên vùng đất này còn được sử dụng làm nơi lưu đày các quan lại triều đình bị giáng tội đày châu xa. Khi các quan lại bị đi đày họ mang theo gia đình, gia nhân cùng sang sinh sống. Được chính quyền thống trị nâng đỡ, họ tham gia vào hệ thống chính quyền đơ hộ hoặc trở thành các chủ lớn có thế lực. Các thế kỷ về sau, dịng người từ Trung Hoa xuống ngày càng đông, tạo nên những nhóm người Hoa cư trú độc lập trong các khu vực trị sở, quận, huyện, hay sống xen cư với người Việt và chiếm đất lập nông trang, buôn bán, lấy vợ sinh con, 1. Dẫn theo Đỗ Văn Ninh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X,

Sđd, tr.270.

theo năm tháng họ trở thành người Việt gốc Hoa, là nguồn nhân lực cùng với người Việt có những đóng góp vào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Sự gia tăng nhân lực bản địa, sự tăng cường nguồn lực từ bên ngoài đưa vào, dựa trên nền tảng, kinh nghiệm sản xuất kế thừa trong thời kỳ dựng nước, sự tiếp thu những kỹ thuật sản xuất mới từ người Hán chuyển tới đã tạo cú hích phát triển về kinh tế. Về nông nghiệp, nhiều miền đất mới được khai phá, mở rộng diện tích trồng trọt, đặc biệt là ven các dịng sơng vùng đồng bằng. Cơng cụ sản xuất dùng cày là chủ yếu thay cho kỹ thuật cuốc giai đoạn trước nên năng suất khai phá, canh tác cao hơn. Thời kỳ này, sức kéo của trâu bò được sử dụng khá phổ biến thúc đẩy sức sản xuất đi lên. Công cụ chế tạo bằng chất liệu sắt cũng khá phổ biến. Trong các mộ táng có niên đại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI qua khai quật khảo cổ học cho thấy có khá nhiều đồ tùy táng là công cụ sản xuất bằng sắt được chế tác như rìu, cuốc, dao, những vũ khí như giáo, kích, lao, dao găm hay rất nhiều đinh sắt. Những dụng cụ, vũ khí chất liệu sắt sắc bén hỗ trợ rất nhiều cho trồng trọt, thu hoạch làm tăng năng suất lao động. Tiến bộ kỹ thuật tiếp nhận từ người Hán như đào mương dẫn nước, đắp đê bao chống lụt, ngăn nước mặn được áp dụng tạo nên sự ổn định của sản xuất nông nghiệp. Với nguồn nhân lực ngày càng đông đảo, kỹ thuật canh tác tiến bộ, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển. Nhiều loại cây trồng được phổ biến như cấy lúa, “lúa ở Giao Chỉ chỉ hai mùa”1. Theo sách Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán cho biết, ở Giao Chỉ “lúa mỗi năm trồng hai lần vào mùa hạ và mùa đông”2. Ngồi lúa là cây lương thực chính, người Việt cịn trồng nhiều loại hoa màu khác, phổ biến là khoai lang (cam chư): “Cam chư trồng vào tháng Hai, đến tháng Mười thì dỡ được củ... được trồng nhiều ở Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân..., đến mùa thu người ta dỡ củ đem về đồ lên, thái ra làm thành như gạo, chứa trong kho để làm lương thực”3. Sách Dị vật chí cho biết: “Cam chư bóc vỏ đi thì thịt trắng như lá mỡ. Người Nam chuyên ăn loại này thay gạo”. Ngồi ra, cịn nhiều loại cây lương thực khác như khoai sọ,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)