Theo Thần tích nghè Nhuận Đơng, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 98 - 100)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

3. Theo Thần tích nghè Nhuận Đơng, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

2. Thần tích đình Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. tỉnh Hải Dương.

3. Theo Thần tích nghè Nhuận Đơng, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Cùng với các vị thần âm phù được người dân ghi công, vinh danh thờ phụng cịn có rất nhiều di tích thờ cúng, ghi ơn những người Hải Dương tham gia cùng Lý Bí nổi dậy giải phóng đất nước, dựng nên chính quyền độc lập. Thần tích trong các di tích ghi lại những người dân Hải Dương tham gia trực tiếp vào cuộc khởi nghĩa và được lưu lại trong lịch sử, ký ức người dân địa phương truyền tụng đến ngày nay.

Thần tích và truyền thuyết đình Mè, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Miện (nay thuộc huyện Thanh Hà) cho biết ông Đào Công Trấn và bà Lý Thị Lương q ở Thanh Hóa đưa hai con là Đào Cơng Quảng và Đào Công Trực đến trang Đại Lý làm ăn cư trú. Nghe tin Lý Bí dựng cờ chiêu tập hiền tài, dấy binh khởi nghĩa, hai anh em lúc này đã khôn lớn cùng trai tráng trong trang nô nức gia nhập nghĩa quân, tham gia nhiều trận đánh lập được nhiều chiến cơng. Năm 542, Lý Bí đuổi giặc Lương ra khỏi bờ cõi, đất nước yên bình. Năm 543, nhà Lương sai hai tướng là Tôn Quýnh và Tử Hùng đem quân sang chiếm lại Giao Châu. Lý Bí tổ chức cho quân chặn đánh, Đào Công Quảng và Đào Công Trực cùng nghĩa quân chặn đánh phá tan quân giặc tại Hợp Phố. Từ chiến thắng đó, nền độc lập ổn định vững chắc. Năm 544, Lý Bí lên ngơi hồng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Không cam chịu thất bại, năm 545 nhà Lương tiếp tục đem quân sang xâm lược nước ta, Đào Công Quảng và Đào Công Trực cùng nghĩa quân chặn đánh địch tại vùng đất Lục Đầu giang, cố thủ giữ thành Gia Ninh, sau đó tổ chức phản cơng chiếm lại thành Long Biên. Trong trận này, hai ông tử trận và được dân làng dựng đền thờ1.

Thần tích đình Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng ghi lại sự tích về Lý Bảo Quốc, một danh tướng nhà Lý, là một người khơi ngơ, tuấn tú, có sức mạnh hơn người. Khi giặc Lương sang xâm lược, ông được vua Lý Nam Đế giao chỉ huy một đội quân với chức Đô hộ tổng binh, cầm quân chống giặc tại vùng đất Hải Dương. Khi đóng bản doanh tại trang A Lỗ (huyện Cẩm Giàng), ông đã kết hôn với người con gái tên là Vũ Cẩm Nương và đưa bà về trang Thư Hồng sinh sống. Khi giặc Lương tràn sang xâm lược, ông chủ động đưa 1. Theo Thần tích đình Mè, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Miện, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

quân qua vùng đất Thái Bình chặn đánh từ xa để bảo vệ kinh đô. Trước quân thù hung hãn, tàn bạo, sau nhiều trận giao tranh khốc liệt ông đã anh dũng hy sinh. Sau này, khi bà Vũ Cẩm Nương qua đời, cảm phục khí tiết cùng cơng đức, dân làng A Lỗi dựng miếu thờ hai ơng bà1.

Thần tích đình Nội Hưng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách kể về ba anh em con của Phổ Tường Công và Phạm Thị Lương vốn người Sơn Nam Hạ (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) đến sinh sống ở đây. Khi giặc Lương sang xâm lược nước ta, đồn trú tại chợ Vạn (huyện Nam Sách), Lý Nam Đế dẫn quân tướng đến giao tranh nhiều trận chưa phân thắng bại, bèn lui quân về đóng tại sơng Hàm (Hàm Giang, nay thuộc phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương). Ba người con của Phổ Tường Công đến yết kiến và phụng mệnh vua đi đánh giặc, các ông dùng thuyền nhỏ đêm đến xâm nhập doanh trại địch, thu lượm tin tức, thu gom vũ khí, lương thực đem về chơn giấu ở trang Mạn Nhuế (nay cịn gọi là đống Kẻ Trộm). Sau vài tháng nắm chắc thời cơ, thấy thế giặc suy yếu, vũ khí, lương thảo thiếu hụt, ba ông bèn tiến binh giao tranh ác liệt, quân ta vây chặt ba vòng, giết chết tướng địch tại trận, quân Lương đại bại tháo chạy. Ba ông hội binh lưu trú tại bản trang (nay là khu đống đình Dậm trước cửa đình) rồi yết kiến, được vua ban thưởng2.

Thần tích miếu Bình Đê, xã Bình Xun, huyện Bình Giang kể về ba vị Thiên Bồng húy Khai Công, Linh Quang húy Phù Công, Thượng Đạt húy Hiển Công “thiên tư xán lạn, văn võ tồn tài, đến năm 18 tuổi động chí tang bồng chiêu tập nghĩa binh, anh hùng thiên hạ đều quy phục, đem quân ra giúp Lý Bí đánh tan quân giặc nhà Lương, thiên hạ thái bình. Lý Bí lên ngơi Hồng đế phong tước cơng thần”3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)