tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
2. Theo Thần tích đình Ngọc Uyên, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
Theo thần tích đền Độ My, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, nơi thờ Chiêu Khánh phu nhân và con trai tên là chàng Rồng ghi lại: “Mẹ con ta cháu xa đời nhà Hùng, tự hiệu là Chiêu Khánh phu nhân và nam tử là chàng Rồng đại tướng quân. Nay thấy nữ binh khởi nghĩa dẹp giặc Hán đến đây trú binh cầu âm phù, nên mẹ con ta xuất hiện nguyện theo quân đánh giặc lập công”. Sau ngày thắng lợi, Trưng Nữ Vương mở tiệc khao thưởng tướng sĩ và ban mỹ tự cho các thần linh trợ giúp1.
Thần tích đình làng My Khê, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang ghi lại sự trợ giúp của hai vị công chúa Nguyệt Thai và Nguyệt Độ: “Hai chị em thiếp vốn ở nơi sông nước, sinh ra từ cùng một bọc, đều là hai con gái,... Nay thấy vua Bà đem quân bình giặc Hán tới chỗ trú quân và cầu đảo xin âm phù,... Vậy, chị em thiếp hiện ra xin nguyện theo quân dẹp giặc lập công để mưu tiếng thơm muôn thuở”. Sau khi chiến thắng, Trưng Nữ Vương nói với tướng sĩ: “Giặc Tơ Định bình được sớm cũng là nhờ công âm phù của các vị thần. Bèn phong mỹ tự cho bách thần”, trong đó có Nguyệt Thai cùng Nguyệt Độ công chúa2.
Không những tham gia cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, góp phần dựng nên triều đình Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng, xây dựng quê hương sau khi giành được độc lập, khi Mã Viện đem quân xâm lược nước ta, dựa vào địa hình sơng núi, người dân Hải Dương đã cùng quân dân cả nước chống lại. Sự đàn áp của Mã Viện đối với những tướng lĩnh, những người dân tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng rất khốc liệt trên khắp nơi, trong đó có địa bàn Hải Dương. Thần tích đình làng An Thủy (nay là phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn) cho biết, khi truy sát quân khởi nghĩa, Mã Viện đã cho đốt sạch phá sạch, cả làng, nhiều người bị chém giết, những người còn lại phải phiêu bạt tứ tán khắp nơi3.
Sự khốc liệt đó cịn thể hiện qua những khu mộ táng tìm được trên địa bàn Hải Dương, trong những ngơi mộ đó có chơn theo vũ khí chiến đấu của thời kỳ 1. Theo Thần tích đền Độ My, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.