Theo Thần tích đình Trình Xá, đình Xn Dương, đình Lũy Dương, xã Gia Lương,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 110 - 111)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

3. Theo Thần tích đình Trình Xá, đình Xn Dương, đình Lũy Dương, xã Gia Lương,

Lý Phật Tử họp triều đình nghị cơng phong thần, cho xây dựng đền miếu tại quê để thờ cúng1.

Đình Hồng Sơn, xã Thái Dương, huyện Bình Giang ghi lại lịch sử vị tướng là Phạm Ứng cùng hai người em văn võ tồn tài khi nghe tin Lý Bí khởi binh đã chiêu mộ quân dân cùng Lý Bí khởi nghĩa lập đồn ấp trên chính q hương, góp cơng giành độc lập, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân. Khi Triệu Quang Phục thay thế Lý Bí lãnh đạo, tổ chức kháng chiến chống giặc Lương, ông cùng hai người em lập được nhiều chiến cơng, góp phần vào thắng lợi của Triệu Quang Phục. Nhưng khi Triệu Quang Phục xưng Vương, ông cho rằng Triệu Quang Phục khơng phải là dịng dõi nhà Lý mà tự lập như vậy là không đúng đạo quân thần nên ba anh em lại lui về quê lập doanh trại, chiêu mộ binh sĩ, đóng quân tại địa bàn xã Hà Xá. Đội quân đông đến vài ngàn người, ngày càng mạnh. Khi cuộc tranh giành quyền lực giữa Lý Phật Tử và Triệu Việt Vương xảy ra, anh em Phạm Ứng đã đem quân ủng hộ Lý Phật Tử, được nhà Lý ghi công, sau này họ được dân làng thờ làm thành hoàng2.

Những tư liệu ghi chép liên quan đến con người, địa danh vùng đất Hải Dương thời kỳ Nhà nước Vạn Xuân cho thấy đây là vùng đất chiến lược có nhiều đóng góp trong cuộc nổi dậy giành độc lập, giữ gìn nền độc lập cũng như chống xâm lăng; một vùng đất cửa ngõ phía đơng của kinh đơ Nhà nước Vạn Xuân, nơi cản bước tiến của những đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của nhà nước non trẻ; một vùng đất trù phú, với sản vật dồi dào phải chống chọi lại những cuộc tiến quân cướp bóc từ Lâm Ấp, Ai Lao đã cho thấy những cuộc chiến giao tranh diễn ra khốc liệt trên vùng đất với sự hy sinh của nhiều tướng lĩnh, binh sĩ người Hải Dương. Sự đồng lòng, nhiệt thành ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và bảo vệ quê hương, đất nước dưới ngọn cờ của Triệu Việt Vương của người dân Hải Dương đã cho thấy mặc dù qua mấy thế kỷ bị các triều đại phong kiến phương Bắc đơ hộ bóc lột, đàn áp, tìm mọi cách đồng hóa văn hóa thì người dân Hải Dương vẫn giữ ngun tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Truyền thống đó được phát huy khi được quy tụ dưới ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc. Những nhân vật được thờ làm thành hồng 1. Theo Thần tích đình Bằng Qn, xã Cẩm Định, huyện Cẩm Giàng, tư liệu lưu tại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)