TRONG TƯƠNG LAi8
Như đã trình bày ở chương này, các chính sách và khung pháp lý về nhà ở đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong 15 năm qua. Nhiều luật và quy định đã được đưa vào áp dụng để đảm bảo mọi công dân có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở của họ cũng như có khả năng chuyển nhượng các quyền này. Đồng thời, các quy định được đưa ra nhằm cải thiện cơ chế của thị trường nhà ở và đảm bảo công bằng. Một số quyền ra quyết định đã được phân cấp cho chính quyền địa phương. Các chính sách nhà ở và phát triển đô thị toàn diện đã được thể hiện rõ nét và nhà ở được công nhận là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội của Chính phủ. Các chính sách đã giúp chuyển đổi nhà ở từ một loại hàng hóa xã hội sang hệ
Chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho thuê và nhà ở tái định cư vẫn mang nặng tính bao cấp. Cụ thể, chính sách nhà ở xã hội hiện nay chú trọng việc sử dụng vốn ngân sách để phát triển nhà ở cho công nhân và sinh viên, ít quan tâm nâng cấp quỹ nhà cho thuê hiện có.
Chính sách nhà ở vẫn chưa tạo điều kiện cho cộng đồng người nghèo tham gia giải quyết những khó khăn về nhà ở của họ. Các chính sách chưa chú trọng tạo điều kiện cho sự tham gia trực tiếp của người dân và cộng đồng trong quá trình quy hoạch, xây dựng và cải tạo các khu nhà ở cũ đã xuống cấp, các khu nhà tạm, nhằm cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận chỗ ở phù hợp cho người thu nhập thấp.
Các chính sách tập trung nhiều vào việc đạt được các chỉ tiêu nhà ở thiên về số lượng hơn là tạo ra những sự lựa chọn đa dạng về diện tích và chất lượng nhà ở phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả của các nhóm thu nhập khác nhau, cũng như tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong việc tiếp cận nhà ở phù hợp.
Các chương trình/dự án phát triển nhà ở thời gian qua tập trung vào những khu vực phát triển mới ở ngoại thành, trong khi, theo phân tích ở Chương 4, một tỷ lệ lớn người dân hoặc là sống trong những khu nhà đã xuống cấp theo thời gian hoặc chen chúc trong các khu vực ngoại vi thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Các chính sách hầu như chỉ tập trung vào nhà ở chính thức, bỏ qua lĩnh vực nhà ở phi chính thức. Trong khi hầu hết các quy định của Chính phủ tập trung vào việc phát triển các dự án nhà ở chính thức, có thể thấy rằng nhà ở do người dân tự xây dựng (chiếm ít nhất 75% số lượng nhà ở đô thị) lại bị lãng quên. Các hộ gia đình tự xây nhà không có khả năng tiếp cận nguồn tài chính và đang phải đối mặt các thủ tục giấy tờ rườm rà.
Do còn thiếu hệ thống quản lý thông tin nhà ở hiệu quả và thiếu công cụ giám sát đánh giá thực hiện, nên có rất ít phản hồi nhằm đánh giá xem các chính sách về nhà ở có được thực hiện hiệu quả hay không.
thống cung ứng nhà ở theo định hướng thị trường. Pháp luật đã được ban hành nhằm khuyến khích huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhà ở. Kết quả là lĩnh vực nhà ở đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong thập kỷ qua (xem Khung 1).
Tuy vậy, vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải được giải quyết, bao gồm chính sách về các vấn đề nhà ở chưa đầy đủ, chính sách khó thực hiện, bất cập trong văn bản chính sách. Dưới đây là một số nhận xét về vấn đề này: