Phường Cửa Nam là một trong những khu dân cư của Thành phố Vinh đã được chính quyền tỉnh phê duyệt kế hoạch chi tiết phá dỡ 142 căn nhà tập thể cho công nhân đã quá cũ, không đạt chuẩn và thay thế chúng bằng các đơn vị nhà ở mới do nhà thầu xây dựng với diện tích gấp đôi (50 m2 là diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định của tỉnh). Nhà được xây mới với giá thị trường. Người có nhu cầu ở lại phải trả tiền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng.
Năm 2009, ACVN và tổ chức CODI Thái Lan tổ chức một cuộc họp với chính quyền địa phương và Chương trình Liên minh Châu Á hành động vì cộng đồng đã hỗ trợ 40.000 USD cho cộng đồng, cho vay thông qua Quỹ Phát triển cộng đồng. Nhà tập thể ở Hữu Nghị (Khu 6A) phường Cửa Nam được chọn làm dự án thí điểm. Cộng đồng bao gồm 29 hộ nghèo (105 cư dân) không có đủ tiền mua nhà do các nhà thầu xây dựng.
Tháng 5 năm 2009, cộng đồng khởi động một quỹ tiết kiệm và bắt đầu kế hoạch phát triển bao gồm mở rộng hẻm, đặt đường ống thoát nước và xây dựng lại khu nhà 2 tầng với diện tích mỗi căn là 45 m2. Tháng 9 năm 2009, chính quyền địa phương phê duyệt kế hoạch nhà ở cộng đồng. Dự án đã được hoàn thành chỉ trong 7 tháng sau khi giải tỏa xong mặt bằng vào tháng 3 năm 2010, với tổng chi chí 72 USD/m2 - bằng một nửa chi phí xây dựng thông thường đối với quy mô nhà ở tương tự.
Nguồn: Liên minh Quyền nhà ở Châu Á (2010)
Trước Sau
4.5 TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NHÀ Ở CHO THUÊ NHÀ Ở CHO THUÊ
Theo Tổng điều tra năm 1999, nhà ở Việt Nam chủ yếu là nhà có xác định quyền sở hữu. Nhà thuộc sở hữu tư nhân chiếm 86,1% trong tổng số đơn vị nhà ở toàn quốc; còn ở khu vực đô thị, con số này là 80,8%. Năm 1999, gần 15% nhà ở đô thị là nhà “thuê của Nhà nước” (chủ yếu là nhà ở xã hội được xây vào những năm 1970 và 1980), chỉ có 1,4% các đơn vị nhà đô thị là thuê của tư nhân. 1% còn lại là theo hình thức sở hữu tập thể hoặc đất tôn giáo26. Trong khi tỷ lệ thuê nhà của tư nhân trong khu vực đô thị tăng lên đáng kể từ năm 1999, tỷ lệ thuê nhà của Nhà
nước lại giảm. Vì vậy, có thể nói rằng, một phần rất lớn nhà ở đô thị, khoảng trên 75%, tiếp tục thuộc “sở hữu tư nhân”. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cao này chủ yếu thuộc về người dân bản địa, không phải dân nhập cư. Chẳng hạn, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sở hữu nhà ở của người dân nhập cư chỉ là 8,7% năm 2010, trong khi 90% người dân nhập cư còn lại sống trong nhà ở cho thuê, nhà tạm được dựng lên tại những công trình xây dựng hoặc sống trong các xưởng hoặc cửa hàng27.
Gần như không có thông tin về việc xây dựng nhà ở cho người dân nhập cư, nhưng có lẽ quá trình này cũng diễn ra như đối với hình thức nhà ở phi chính thức “do dân tự xây dựng”, đặc biệt những khu nhà được xây ở vùng ven đô của các thành phố lớn như đã đề cập ở trên.
4.6 CÁC ĐiỀU KiỆN VỀ NHÀ ỞTheo UN-Habitat, năm 2009 ở Việt Nam có 35,2% dân Theo UN-Habitat, năm 2009 ở Việt Nam có 35,2% dân số đô thị sống ở các khu nhà ổ chuột, nhiều hơn so với tỷ lệ trung bình ở khu vực Đông Nam Á (31%) và tỷ lệ trung bình ở các nước đang phát triển (32,6%) trong cùng năm28. Do được xác định dựa trên nhiều thuộc tính khác nhau nên nhà ổ chuột có thể là nhà ở kiên cố và cũng có thể trở thành nhà ở thích hợp nếu điều kiện sống, vệ sinh môi trường được cải thiện. Chẳng hạn, năm 2005, có 28% dân số sống trong khu nhà ổ chuột thiếu một trong các điều kiện như tiếp cận nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường, có đủ diện tích sinh hoạt (không quá 3 người/phòng) hoặc kết cấu nhà ở bền vững. Các khu nhà ổ chuột thiếu 2 trong số các điều kiện trên chiếm 9,8%, thiếu ít nhất 3 điều kiện chiếm 3,5%29.
Các điều kiện chính của quỹ nhà ở đô thị tại Việt Nam được mô tả chi tiết như dưới đây. Tất cả dữ liệu, trừ khi được trích dẫn khác, đều trích từ Tổng điều tra dân số và nhà ở.