CáC CƠ QUAN CHứC NăNG CấP TỉNH VÀ CấP HUYỆN

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 53 - 54)

CấP HUYỆN

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp quận/huyện và cấp phường/xã. Ở mỗi cấp có một cơ quan đại diện (Hội đồng Nhân dân - HĐND) và một cơ quan điều hành - Ủy ban Nhân dân (UBND). UBND được Hội đồng Nhân dân cùng cấp bổ nhiệm. UBND chịu trách nhiệm báo cáo với HĐND ở cùng cấp và cơ quan chính phủ cấp cao hơn. UBND tỉnh có các sở, với chức năng tương tự các bộ ở cấp trung ương. Các sở thực hiện nhiệm vụ theo phân công của UBND tỉnh, nhưng theo chỉ đạo chuyên môn của các bộ tương ứng. UBND các tỉnh có Sở Xây dựng phụ trách vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (2 đô thị loại đặc biệt), ngoài Sở Xây dựng còn có Sở Kiến trúc và Quy hoạch.

Một số phòng, ban ở cấp quận của các thành phố, thị trấn thường được sáp nhập với nhau. Ví dụ, Phòng Quản lý đô thị cấp quận phụ trách công tác quy hoạch đô thị, xây dựng, nhà ở và giao thông, còn Phòng Tài chính chịu trách nhiệm về đầu tư, quy hoạch và tài chính. Ở cấp phường, thị xã, thị trấn không có các phòng chuyên biệt, nhưng có nhân viên phụ trách quản lý đất đai và xây dựng. Ngoài ra, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang thí điểm mô hình Phòng Thanh tra xây dựng ở cấp quận/huyện và cấp phường. Một số quyền ra quyết định đã được phân cấp cho địa phương. Nghị quyết Chính phủ số 8/2004/NQ-CP ngày 30/06/2004 về “tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” cho thấy quá trình thể chế hóa việc phân cấp quản lý từ trung ương xuống địa phương. Luật Ngân sách nhà nước được ban hành năm 2002 và thực hiện từ năm 2004 dẫn đến quá trình chuyển đổi của hệ thống phân bổ ngân sách quốc gia với sự phân cấp trách nhiệm về cung ứng dịch vụ từ cấp trung ương xuống địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản, việc phân cấp tài chính chủ yếu là đến cấp tỉnh. Do quyền tự chủ trong việc huy động các nguồn lực ở cấp địa phương còn hạn chế, mối quan hệ giữa việc huy động nguồn thu ở các cấp dưới cấp tỉnh và chi tiêu ở địa phương là chưa chặt chẽ ở giai đoạn hiện tại của quá trình phân cấp1.

Theo Luật Đất đai và Luật Quy hoạch đô thị, các Ủy ban Nhân dân ở bốn cấp chịu trách nhiệm tổ chức, lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị.

UBND tỉnh có trách nhiệm xây dựng các chương trình phát triển nhà ở tại địa phương, thành lập quỹ phát triển nhà ở thành phố/tỉnh, lập dự toán vốn hằng năm cho phát triển nhà ở, ban hành quy định về bán và cho thuê nhà ở xã hội. UBND tỉnh cũng là cơ quan chịu trách nhiệm huy động vốn cho phát triển nhà ở cũng như phát triển các dự án nhà ở do Nhà nước đầu tư. HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt dự án nhà ở, trừ những dự án có diện tích hơn 200 ha hoặc có hơn 2.500 đơn vị nhà ở (phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Theo Quyết định 67/2009, các UBND chịu trách nhiệm thẩm định giá bán và cho thuê, cũng như kiểm soát quá trình bán và cho thuê nhà ở thu nhập thấp ở địa phương. Chính quyền tỉnh cũng hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia các dự án nhà ở thu nhập thấp, thông qua tỷ lệ lãi suất áp dụng cho các thanh toán và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, cung cấp điện, nước) ngoài khu vực dự án. Quyền tự chủ và trách nhiệm của chính quyền địa phương chưa được quy định đầy đủ, và chính quyền địa phương

thường thiếu nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ do chính quyền trung ương đặt ra. Mặt khác, sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với hoạt động của chính quyền địa phương trong quá trình phân cấp quản lý còn hạn chế, dẫn đến tình trạng nhiều chính quyền địa phương tận dụng lợi thế của phân cấp quản lý để đưa ra quyết định mà không xem xét đến lợi ích công2. Hơn nữa, chính quyền các cấp có trách nhiệm lớn như phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh, xã hội, giáo dục và bảo vệ môi trường. Do vậy, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của các cơ quan chính phủ bị cản trở bởi sự giống nhau về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bốn cấp hành chính của Chính phủ3.

Sự THAM GIA CủA CÔNG DâN4

Pháp lệnh Dân chủ cơ sở ban hành năm 2007 trao quyền cho sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương cũng như đầu tư công, bao gồm việc lập ngân sách và giám sát. Pháp lệnh thể chế hoá sự tham gia của cộng đồng thông qua khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)