- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
Hiện nay, hơn 75% năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà dành
tiêu thụ trong các tòa nhà dành cho việc vận hành máy điều hòa và bình nóng lạnh, phần còn lại là để thắp sáng và nấu ăn. Bằng cách áp dụng các phương pháp “xanh”, có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng đến 30%, giảm lượng nước tiêu thụ 30-50% và giảm lượng phát thải cácbon hơn 35%.
9.8 KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng, lĩnh vực xây dựng “hiện đại” chính thức chiếm ít hơn 50% sản lượng xây dựng. Đây là những hoạt động nhận được hầu hết sự quan tâm, trong khi đó, loại hình nhà ở do dân tự xây, không chính thức chiếm phần lớn sản lượng xây dựng và cung cấp nhà ở giá rẻ cho phần lớn người dân (xem Chương 4 và Chương 5) thì phải tự vận động.
Tất nhiên, khu vực xây dựng chính thức đóng vai trò quan trọng bởi vì chắc chắn đây sẽ là hình thức cung ứng nhà ở chính trong tương lai. Để thúc đẩy khu vực này hoạt động hiệu quả hơn, các quy định cần phải hợp lý, rõ ràng hơn cộng với tính minh bạch cao hơn trong giải quyết vướng mắc, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tăng cường sự cạnh tranh và sáng tạo công nghệ. Tuy nhiên, còn nhiều điều cần phải được thực hiện để áp dụng các ứng dụng tòa nhà xanh cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Mặc dù vật liệu xây dựng nhà ở được sản xuất trong nước, nhưng Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Do đó, cần phải nâng cao năng lực của các nhà sản xuất địa phương. Tuy nhiên, cũng cần phải giảm chi phí nguyên vật liệu và thay thế các vật liệu tốn nhiều năng lượng (như xi măng, cốt thép, gạch nung, ngói...) bằng các vật liệu thay thế tốn ít năng lượng hơn, đồng thời mở rộng quy mô tái chế nguyên vật liệu.
Do có rất ít thông tin chính thức về hình thức xây dựng nhà ở không chính thức, nên khó có thể đưa ra những gợi ý cải thiện khu vực này, đặc biệt là vấn đề giảm chi phí. Có lẽ, một hành động can thiệp mang tính khả thi cao là triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức về vật liệu xây dựng thay thế và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm chi phí xây dựng nói chung. Các vật liệu bền vững ở địa phương, như gạch ép, gạch không nung... cần được khuyến khích sử dụng để giảm chi phí và thay thế vật liệu tiêu hao nhiều năng lượng như xi măng, gạch ngói nung. Cũng cần khuyến khích tận dụng vật liệu tái chế. Cần áp dụng thiết kế linh hoạt để không gian có thể thay đổi theo yêu cầu của người sử dụng và chức năng tòa nhà.