Bảng 15: Dự báo dân số đô thị và nông thôn 2009-2049 (phương sai trung bình)

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 84 - 85)

Năm thàNh thị NôNg thôN

Dân số Tốc độ tăng trưởng hằng năm (%) Dân số Tốc độ tăng trưởng hằng năm (%)

2009 25,4 triệu 3,42 60,4 triệu 0,36

2019 34,7 triệu 3,00 60,7 triệu -0,05

2029 44,8 triệu 2,41 57,8 triệu -0,06

2039 54,8 triệu 1,88 52,1 triệu -1,2

2049 63,9 triệu 1,43 44,8 triệu -1,6

Chương này xem xét hai vấn đề: nhu cầu nhà ở và khả năng chi trả. Nỗ lực đầu tiên là xác định quy mô và bản chất nhu cầu nhà ở quốc gia. Ở đây, “nhu cầu nhà ở” quốc gia được định nghĩa là sự thiếu hụt hay chênh lệch tuyệt đối giữa số lượng nhà ở phù hợp sẵn có tại một thời điểm cụ thể và số lượng nhà ở phù hợp cần có để cung cấp chỗ ở cho toàn bộ dân số. Do vậy, tổng nhu cầu nhà ở được tính toán dựa trên các tham số nhân khẩu học, lượng nhà ở thiếu hụt hiện tại và dự báo có so sánh với ước tính của chính phủ.

Cầu nhà ở được xác định là cầu quốc gia về số lượng đơn vị nhà ở sẵn có và nằm trong khả năng chi trả của những đối tượng đang tìm nhà. Đây là nhu cầu thực trong thị trường nhà ở, gồm cả thị trường nhà ở do Nhà nước xây dựng. Điểm xuất phát trong phân tích về khả năng chi trả là phân phối thu nhập hộ gia đình, giả định về khả năng thanh toán của hộ gia đình cho nhà ở và khả năng tiếp cận các chương trình tài chính (được nêu chi tiết ở Chương 7). Điều này giúp đánh giá tổng quan về nhu cầu nhà ở của hộ gia đình bậc trung và các hộ gia đình khác qua phân tích phân phối thu nhập. Điều này dẫn đến việc thảo luận về mức độ tiếp cận, xác định nhóm đối tượng không có khả năng tiếp cận các hệ thống tài chính, nhóm nào buộc phải dựa trên nguồn tiền tiết kiệm và các nguồn khác tự huy động.

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011b)

5.1 TỔNG NHU CẦU NHÀ Ở Bất kỳ tính toán nào về nhu cầu nhà ở trong tương lai của Bất kỳ tính toán nào về nhu cầu nhà ở trong tương lai của một quốc gia cũng phải bắt đầu với các số liệu dự đoán về tăng trưởng dân số, đặc biệt là số hộ gia đình dự kiến hình thành. Trong một ấn phẩm gần đây, Tổng cục Thống kê công bố dự báo tăng trưởng dân số ở khu vực thành thị, nông thôn và tổng mức tăng trưởng dân số tới năm 20491, như nêu trong Bảng 15.

Những dự báo dân số này có ý nghĩa gì đối với số lượng hộ gia đình trong tương lai? Trong thập kỷ qua, quy mô hộ gia đình trung bình giảm mạnh ở cả vùng đô thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, con số này giảm từ 4,27 người/hộ năm 2002 xuống còn 3,82 người/hộ năm 2010. Ở nông thôn, con số này giảm từ 4,49 người/hộ năm 2002 xuống còn 3,92 người/hộ năm 20102. Xu hướng các hộ gia đình có quy mô nhỏ đi sẽ còn tiếp tục, nhưng có khả năng tốc độ giảm sẽ chậm lại như trong Bảng 16 (Thành thị) và Bảng 17 (Nông thôn). Hai bảng này đưa ra ước tính về số hộ gia đình những năm tới cho phép tính được số lượng hộ gia đình mới sẽ hình thành.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)