Bảng 8: Các dự án củacác tổ chức tài trợ liên quan nhà ở tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 60 - 63)

Dự án ODA lớn nhất trong lĩnh vực đô thị/nhà ở là Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam (VUUP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ với ngân sách ban đầu là 300 triệu USD, bắt đầu năm 2004 và đến nay vẫn đang thực hiện. Sự thành công của dự án này đã khiến Ngân hàng Thế giới tài trợ thêm khoảng 300 triệu USD cho hoạt động nâng cấp, cải tạo ở 8 thành phố loại 2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đặc biệt hỗ trợ thiết lập cơ sở tài chính nhà ở thông qua Dự án Tài chính nhà ở ADB (2002 - 2008). Dự án cũng tạo điều kiện thực hiện các kế hoạch hành động về cải cách thể chế và chính sách, góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển của hệ thống tài chính nhà ở. Từ năm 1999, JICA tham gia hỗ trợ Bộ Xây dựng trong xây dựng các chính sách nhà ở.

Có văn phòng tại Hà Nội, tư vấn cho Bộ Xây dựng và một số cơ quan khác về chính sách nhà ở cũng như hỗ trợ điều tra, khảo sát trong lĩnh vực này. Từ 1995 đến 2005, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ (BTC) hỗ trợ dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị kênh Tân Hóa - Lò Gốm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này sau đó nằm dưới sự bảo trợ của VUUP. Tổ chức phi chính phủ Pháp, Hội Các đô thị đang phát triển “Villes en Transition” (VeT), đã trở thành nhà thầu phụ thực hiện hợp đồng về nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật.

Năm 2006, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) dành 30 triệu euro tín dụng ưu đãi trong 15 năm cho Bộ Tài chính và sau đó cho Quỹ Đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (HIFU) vay lại18. Dòng tín dụng được sử dụng để tăng cường cam kết của HIFU đối với nhà ở xã hội, đồng thời nhằm nâng cấp dịch vụ môi trường để giảm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm do chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án tài chính nhà ở được trình bày cụ thể hơn trong Chương 7.

Trung tâm Hợp tác Thụy Điển, HSB (cơ quan hợp tác xã nhà ở Thụy Điển), Trung tâm Dự án KF và Riksbyggen (Hiệp hội Hợp tác kinh tế độc lập) hỗ trợ Liên minh Các hợp tác xã Việt Nam (VCA) xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Với sự hỗ trợ của các đối tác Thụy Điển này, các dự án thí điểm của VCA được thực hiện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh19. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị, các nhà tài trợ đa phương và song phương đã tham gia tài trợ các sáng kiến về nâng cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước và quản lý chất thải rắn. Các nhà tài trợ trong nhóm này bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch, Cơ quan Phát triển Quốc tế Phần Lan, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) đã hỗ trợ cải cách pháp lý, hiện đại hoá công tác lập bản đồ địa chính và lưu trữ hồ sơ đất đai. Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã hỗ trợ trong lĩnh vực cải cách quản lý đất đai. Ngân hàng Thế giới tài trợ công tác triển khai thực hiện các chính sách đất đai và lập bản đồ địa chính.

Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

JICA UN-Habitat Belgian Aid

AFD

Các hiệp hội Thụy Điển

Các nhà tài trợ cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị

Các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý và đăng ký đất đai

3.6 KẾT LUẬN

Một số lượng lớn cơ quan chính phủ, tổ chức tham gia giải quyết vấn đề nhà ở tại Việt Nam, trong khi những vấn đề tồn tại có ở nhiều cấp độ - quốc gia, tỉnh, thành phố, quận/huyện, thậm chí cả phường/xã. Cấu trúc thể chế của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tương ứng với dân số khổng lồ của hai thành phố này, và đôi khi chính quyền thành phố, UBND hai thành phố này có tác động lớn nhất về các vấn đề đô thị. Với tất cả các thành phần tham gia, hạn chế về khâu phối hợp là điều không thể tránh khỏi.

“Có quá nhiều cơ quan nhà nước tham gia trong khi sự phối hợp giữa những cơ quan này còn lỏng lẻo. Chẳng hạn như, Quy hoạch tổng thể xây dựng do Bộ Xây dựng thực hiện chưa thực sự phù hợp với quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quy hoạch sử dụng đất của Bộ TN & MT, bởi vì giữa các bộ này, sự trao đổi và thống nhất còn hạn chế. Khi công tác hoạch định chính sách có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau thì nhóm thành viên không thuộc các cơ quan chủ chốt thường không tham gia tích cực, khiến những thành viên của các cơ quan chủ chốt phải nỗ lực rất nhiều với nguồn lực và thời gian có hạn để có được sự tham gia toàn diện của các bên liên quan”20.

Thêm vào đó, sự phối hợp tổ chức và phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan chính phủ thường không rõ ràng. Dù Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối trong quản lý nhà ở, nhưng cơ quan này cũng chỉ liên quan một số khía cạnh. Đất đai và tài chính nhà ở là hai lĩnh vực không thể tách rời trong phát triển nhà ở, tuy nhiên đây là các nội dung thuộc về Bộ TN & MT và Bộ Tài chính. Trong quản lý bất động sản, Bộ Xây dựng phụ trách thị trường nhà ở, còn Bộ TN & MT chịu trách nhiệm về thị trường về quyền sử dụng đất và đăng ký nhà ở. Không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đối với các loại đường giao thông khác nhau. Ở một số tuyến đường, Sở GTVT chịu trách nhiệm xây dựng phần mặt đường, trong khi Sở Xây dựng chịu trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị dọc các tuyến đường đó.

Dù một số cơ quan chính phủ, nhà tài trợ và cơ quan nghiên cứu tham gia các công trình nghiên cứu và điều tra về các vấn đề nhà ở tại Việt Nam, nhưng vẫn chưa có sự chia sẻ thông tin một cách đầy đủ và hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan phụ trách về nhà ở. Không có trung tâm nào cung cấp kiến thức cơ bản về nhà ở hoặc có thể tài trợ

cho các nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực này. Dù luật pháp luôn ủng hộ sự tham gia của người dân vào các công việc tại địa phương và trong quá trình quy hoạch phát triển thành phố, nhưng chưa có hướng dẫn về việc người dân tham gia như thế nào. Người dân hoặc các nhóm dân cư không được cung cấp đầy đủ thông tin và cơ quan chức năng chưa phản hồi đầy đủ cho người dân. Công dân không nhận thức đầy đủ về quyền được tham gia của họ, chưa thực sự cảm thấy họ có những người là đại diện có thể nêu ra vấn đề và họ thiếu lòng tin vào khả năng thay đổi của Chính phủ21.

Ngoại trừ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng, không có các thành phần tham gia lĩnh vực nhà ở nỗ lực đối phó trực tiếp các hiện tượng lớn về nhà ở và định cư phi chính thức. Hoạt động thí điểm của các tổ chức phi chính phủ cũng như các kinh nghiệm nâng cấp dựa vào cộng đồng cho thấy đây là những sáng kiến quan trọng có thể mở rộng, đặc biệt là nhấn mạnh đến nhu cầu của các hộ nghèo.

Về tổng thể, các nhà tài trợ có tác động tích cực đến lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam nhờ vào các dự án tài trợ mà có thể giúp cải thiện điều kiện sống cho hàng nghìn người dân đô thị, đặc biệt cho cộng đồng người thu nhập thấp. Họ giới thiệu các phương pháp mới về quản lý dự án, sử dụng phương pháp quy hoạch có sự tham gia của các bên liên quan và phương pháp hướng đến kết quả. Kết quả của những dự án này có ảnh hưởng tích cực đến quá trình ra chính sách về nhà ở của Chính phủ và hình thành nên nền móng cơ bản cho khung chính sách về nhà ở như Định hướng quốc gia về chính sách tài chính nhà ở đến năm 2020 và Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009 - 2020.

1. Bjornestad (2009) 2. Nguyễn Quang (2012) 3. Van Arkadie và cộng sự (2010)

4. Ibid & UNDP, CECODES và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011) 5. Le & Kammeier (2010)

6. Bộ Xây dựng (2010b)

7. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999) 8. Báo Pháp luật (2009)

9. Trích dẫn câu nói của ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Thanh 2010)

10. UNDP, CECODES và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011)

11. Trích từ Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng trong ATP Việt Nam (2010) 12. Bộ Xây dựng (2010b)

13. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2009)

14. Nguyễn Quang (2002a), Nguyễn Quang (2006) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999) 15. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999)

16. Phỏng vấn Sở Nhà đất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản khảo sát tháng 3/1999

17. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999) 18. Dang (2006)

19. Báo Đầu tư (2007)

20. Nguyễn Quang (2011b) trích phỏng vấn với các chuyên viên Bộ Xây dựng 27/7/2010 21. Nguyễn Quang (2009)

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)