CƠ QUAN NHÀ NƯớC QUẢN Lý ĐấT ĐA

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 97 - 98)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

CƠ QUAN NHÀ NƯớC QUẢN Lý ĐấT ĐA

Cũng như trong các lĩnh vực khác, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một cơ cấu khá rộng và quan liêu về quy hoạch, quản lý và quản trị đất đai đô thị.

Các vấn đề về đất đai và quy hoạch thuộc nhiều cơ quan quản lý, bao gồm quản lý về tài nguyên thiên nhiên, hành chính tư pháp, xây dựng, nông nghiệp, tài chính và chính quyền địa phương. Điều này cũng thể hiện rõ ở cấp trung ương, tại cấp này có nhiều bộ, ban, ngành liên quan công tác quản lý đất đai, như nêu trong Bảng 25. Hầu hết các cơ quan trung ương này cũng có các sở, ngành ở các cấp quản lý địa phương khác nhau. Việc tổ chức theo ngành dọc như vậy đã phân mảng và phân chia trách nhiệm riêng ở cấp độ đáng kể. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý cao nhất liên quan đất đai, chịu trách nhiệm xây dựng chính sách đất đai và điều phối các cơ quan quản lý đất đai khác. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ dưới đây thông qua các cấp của bộ này ở địa phương2 và qua Tổng cục Quản lý Đất đai.

• Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện chiến lược sử dụng đất; quy định quy hoạch, chính sách và quy định về quản lý đất, sử dụng đất và khảo sát/đăng ký đất đai.

• Đánh giá quy hoạch sử dụng đất do các bộ và các cơ quan Chính phủ hay Ủy ban Nhân dân lập trước khi trình Chính phủ xin phê duyệt; và báo cáo Chính phủ về công tác giao đất, cho thuê đất/giao đất và thu hồi đất trong phạm vi Nhà nước kiểm soát.

• Soạn thảo và trình Chính phủ phê duyệt nghị định; ban hành các hướng dẫn, thông tư, quyết định bổ sung các nội dung hướng dẫn; thanh tra, quản lý việc sử dụng đất của các chi nhánh, vùng, tổ chức và công dân.

• Thanh tra, giám sát, đo đạc, ước lượng và phân loại đất; lập bản đồ và hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất.

• Tổ chức thực hiện các quy định về đất đai trên toàn quốc, ban hành hướng dẫn, thực hiện các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý đất đai, tổ chức hội thảo phổ biến quy định về đất đai ở cấp địa phương.

• Tham gia quản lý sử dụng đất và các vấn đề liên quan đất đai; hướng dẫn/thực hiện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Bộ Xây dựng là một cơ quan trung ương quan trọng khác liên quan đất đai. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quy hoạch xây dựng, thị trường bất động sản và nhà ở, các công trình công cộng và quản lý xây dựng. Cụ thể, Bộ Xây dựng thực hiện các chức năng liên quan đất đai cho nhà ở:

• Soạn thảo và đề xuất các quy hoạch dài hạn và các biện pháp thực hiện đối với việc xây dựng, nhà ở, công trình công cộng, vật liệu xây dựng; quy hoạch tổng thể cho các khu đô thị lớn.

• Đánh giá, phê duyệt các thiết kế xây dựng và quy hoạch tổng thể.

• Giám sát các công trình công cộng đô thị (bao gồm đường sá, cấp thoát nước, chiếu sáng…)

• Cấp phép xây dựng

• Giám sát việc sử dụng đất theo Luật Nhà ở (2005) Cần phải nhấn mạnh rằng, mặc dù Chính phủ có vai trò giám sát và hướng dẫn thực hiện các vấn đề đất đô thị, nhưng chính Ủy ban Nhân dân các cấp là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện cuối cùng và mỗi cấp có vai trò và trách nhiệm đối với quản lý đất đô thị trong phạm vi quyền hạn của cấp đó. (Xem thêm phân tích khung thể chế và pháp lý đối với nhà ở Việt Nam ở Chương 2).

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)