HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NHÀ Ở KHÔNG PHụC Vụ ĐA SỐ

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 166 - 167)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NHÀ Ở KHÔNG PHụC Vụ ĐA SỐ

PHụC Vụ ĐA SỐ

Mặc dù Việt Nam đã phát triển hệ thống tài chính tín dụng nhà ở, nhưng nguồn tài chính nhà ở chủ yếu của các hộ gia đình là tiền tiết kiệm của họ (44%) và các nguồn không chính thức từ bạn bè và người thân (35%). Các thủ tục để nhận được khoản vay từ các ngân hàng thương mại được cho là quá phức tạp, đòi hỏi người vay phải có thu nhập ổn định và phải chịu mức lãi suất cao. Khung pháp lý về vay thế chấp vẫn còn thiếu nhất quán và thiếu rõ ràng. Ngoài ra, người Việt Nam thường có tâm lý không thoải mái với các khoản nợ dài hạn. Trên thực tế, hơn 80% tổng số đơn vị nhà ở đô thị tại Việt Nam được xây dựng không phải từ các nguồn tài chính chính thức của quốc gia.

Theo các nhà đầu tư xây dựng nhà ở, khung pháp lý và các quy định đã được cải thiện, mang lại cho họ nhiều giải pháp để huy động vốn cho phát triển nhà ở. Quy định hiện nay đã cho phép huy động vốn từ các chủ sở hữu nhà ở trong tương lai bằng cách tạm ứng trước tiền mua nhà theo định kỳ. Đây là nguồn tài chính rất quan trọng cho phát triển nhà ở. Vẫn còn nhiều cơ chế tài chính nhà ở chưa được giới thiệu ở Việt Nam, như ủy thác đầu tư bất động sản, chứng khoán

thế chấp, còn gọi là thị trường thế chấp thứ cấp. Có nhiều triển vọng trong mở rộng và phát triển theo chiều sâu hệ thống tài chính nhà ở vi mô dành cho các hộ gia đình thu nhập thấp. Vì có kỳ hạn rất ngắn (một đến hai năm) và không cần tài sản thế chấp, nên tài chính vi mô sẽ phù hợp hơn với hành vi tài chính của các hộ gia đình Việt Nam. Hệ thống tài chính vi mô hiện đã được thiết lập và có xu hướng mở rộng trong tương lai, do đó, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các tổ chức tài chính vi mô phát triển trong lĩnh vực nhà ở thông qua mạng lưới hiện có.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)