các đại lý bất động sản hoặc môi giới11. Mỗi ngày có hàng trăm giao dịch về nhà ở diễn ra trong cả nước, chủ yếu là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại lý giao dịch hoặc môi giới nhà ở lớn bao gồm Ngân hàng Thương mại Á Châu, Phú Mỹ Hưng, Thương Tín... Một hiệp hội hay còn gọi là mạng lưới các nhà môi giới bất động sản đã được thành lập với hơn 100 thành viên12. Nhiều ý kiến cho rằng, hầu hết thành phần tham gia lĩnh vực bất động sản còn yếu kém về đánh giá, định giá và thẩm định tài sản13. Các công ty nước ngoài đang thống lĩnh lĩnh vực tư vấn, môi giới và quản lý bất động sản. Những cái tên được nhắc nhiều nhất là CB Richard Ellis, Jones Lang Lasalle, Savills...
3.4 KHU VỰC TƯ NHÂN PHi CHÍNH THỨC THAM GiA PHi CHÍNH THỨC THAM GiA LĨNH VỰC NHÀ Ở
Khoảng 75% quỹ nhà ở là nhà tự xây dựng (xem Chương 4). Điều này có nghĩa là nhà ở do các hộ gia đình và cá nhân tự xây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc phát triển nhà ở tại Việt Nam. Những thành phần không chính thức có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhà ở phù hợp và nhà cho thuê cho người thu nhập thấp, đặc biệt là người nhập cư. Tất cả các cá nhân tự xây nhà ở không nhất thiết phải là các thành phần phi chính thức. Tuy nhiên, nhiều khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết nhà tự xây đều không tuân theo quy trình pháp lý và đăng ký14.
Nhiều hộ gia đình sử dụng tiền của mình để tự xây nhà ở, nhìn chung không phù hợp các yêu cầu pháp lý15, do đó, hệ thống nhà ở này có thể được coi là bất hợp pháp, không kể đến điều kiện nhà ở có đầy đủ hay không. Vào những năm 1990, khoảng 70% nhà ở mới tại Hà Nội và 60% tại Thành phố Hồ Chí Minh do tư nhân xây dựng16, nhưng con số này bao gồm một tỷ lệ lớn các loại nhà ở tự xây phi chính thức. Sự tồn tại của một số lượng lớn nhà ở do cá nhân tự xây dựng cần phải được đặt trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam. Đến giữa những năm 1980, không có hoạt động xây dựng nhà ở chính thức tại các đô thị ở phía bắc. Do đó, các hộ gia đình phải tự bỏ tiền và quản lý xây dựng nhà ở cho mình dù để ở hay để kinh doanh17. Do đó, người dân trở nên quen thuộc với cơ chế tự xây dựng bên ngoài các khung pháp lý và hoạt động này vẫn tiếp tục đến ngày nay do ưu thế về mặt chi phí và thủ tục nhanh gọn.
Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư phát triển nhà ở quy mô nhỏ không đăng ký và các nhà thầu mua đất, xây dựng nhà ở tư nhân cho thuê hoặc bán. Giao dịch nhà ở tự xây của các hộ gia đình hoặc nhà đầu tư phát triển nhà ở không đăng ký thường được thực hiện bởi các nhà môi giới cũng không đăng ký. Nhà môi giới thường đóng vai trò quan trọng cả về giao dịch đất đai và nhà ở, được thực hiện qua internet, điện thoại và các mối quan hệ cá nhân thông qua láng giềng, người thân, bạn bè sống gần đó.
3.5 CÁC NHÀ TÀi TRỢ QUỐC TẾ VÀ TỔ CHỨC PHi QUỐC TẾ VÀ TỔ CHỨC PHi CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ
Từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới vào năm 1986, các tổ chức nước ngoài tham gia quá trình hỗ trợ phát triển đất nước. Các nhà tài trợ đã hỗ trợ trực tiếp phát triển nhà ở, thậm chí là tài chính nhà ở, nâng cấp đô thị, quản lý đất đai và các lĩnh vực liên quan khác (Bảng 8). Cũng có một số các tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc trong lĩnh vực nhà ở và cơ sở hạ tầng đô thị. Tổ chức Hành động vì sự phát triển và môi trường (ENDA) làm việc với cộng đồng đô thị nhằm phát triển nhà ở và hạ tầng. Hội Các đô thị đang phát triển (Villes en Transition), Tổ chức Đông Tây hội ngộ (East-Meets- West), Tổ chức Hỗ trợ nhà ở cho mọi người (Habitat for Humanity) cũng làm việc với các cộng đồng người nghèo, còn Tổ chức Health Bridge tham gia hỗ trợ xây dựng các chính sách về không gian công cộng và giao thông cho người đi bộ. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Vương quốc Anh (Save the Children UK) thường tham gia điều tra tình trạng nghèo đói ở các đô thị.