PhâN loại đô thị 1998* 2010** 2015*** 2025***
Các đô thị đặc biệt 2 2 2 17
Đô thị loại I 3 10 9
Đô thị loại II 12 12 23 20
Đô thị loại III 16 47 65 81
Đô thị loại III 58 50 79 122
Đô thị loại V 612 634 687 760
tổng số các đô thị 703 755 870 1000
1.3 KiNH TẾ, MỨC SỐNG CỦA NGƯỜi DÂN VÀ TÌNH CỦA NGƯỜi DÂN VÀ TÌNH
TRẠNG THẤT NGHiỆP15
Cho đến gần đây, Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào trồng lúa nước và trồng rừng. Nhưng các cuộc chiến tranh từ những năm 1950 đến 1970 đã phá hủy nhiều khu vực kinh tế nông nghiệp của đất nước. Thêm nữa, sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ lại đi theo nền kinh tế kế hoạch hoá xã hội chủ nghĩa nhằm khôi phục lại nền nông nghiệp và đồng thời thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế. Trang trại, nhà máy và doanh nghiệp được tập thể hóa và hàng triệu người được nhận vào làm việc trong các chương trình của Chính phủ. Năm 1986, những cải cách theo hướng thị trường tự do, hay còn gọi là quá trình Đổi mới, đã được áp dụng (như đã trình bày ở phần trước). Sở hữu tư nhân được khuyến khích trong tất cả các ngành công nghiệp, thương mại và nông nghiệp. Và công cuộc Đổi mới đạt được những thành tựu đáng chú ý. Từ năm 1990 đến 1997, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm khoảng 8% và từ năm 2000 đến 2005, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 7% mỗi năm, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ vẫn được duy trì ngay cả khi đối mặt suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, với mức tăng trưởng GDP 6,2% năm 2011.
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nghệ thông tin và công nghệ cao là các ngành đóng vai trò quan trọng và đang là các ngành tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đặc biệt thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Việt Nam là nước mới bước chân vào ngành công nghiệp dầu mỏ, nhưng hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ ba ở Đông Nam Á, với sản lượng 400.000 thùng mỗi ngày.
Nhờ các biện pháp cải cách đất đai từ năm 1986, Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp - đứng đầu thế giới về sản xuất hạt điều và hạt tiêu đen, chiếm 1/3 thị phần toàn cầu. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Các sản phẩm xuất khẩu chính khác là cà phê, chè, cao su và thủy hải sản. Dù đạt được những thành công này, nhưng tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của Việt Nam những thập kỷ gần đây đã giảm từ 42% năm 1989 xuống 20% năm 2006, trong khi sản xuất trong các lĩnh vực khác lại đang tăng nhanh.
Năm 2011, GDP của Việt Nam đạt 123,6 tỷ USD, với mức GDP bình quân đầu người là 1.517 USD. Theo cách tính sức mua tương đương (PPP), với mức GDP đạt 301,7 tỷ USD, kinh tế Việt Nam đang xếp thứ 57 trên thế giới về quy mô. PPP bình quân đầu người đạt 3.250 USD, gần với mức của một quốc gia có thu nhập trung bình. Trên thực tế, Việt Nam đang ở vị thế được các tổ chức quốc tế xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Đây là một thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được, nhưng đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm các khoản vay phát triển ưu đãi từ các tổ chức quốc tế.
Hai thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, với một tốc độ mà rất ít quốc gia, thậm chí cả các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á năng động cũng không theo kịp, đã mang lại cho Việt Nam sự tiến bộ rất ấn tượng đối với các chỉ số cơ bản về sức khỏe và phúc lợi. Nền kinh tế khởi sắc bởi sự tăng trưởng do chuyển đổi từ kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một thị trường sôi động với các thành phố nhộn nhịp, các ngành công nghiệp đa dạng, thông tin và mạng lưới truyền thông tiên tiến.
Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng. Theo dự báo đầy triển vọng của Pricewaterhouse Coopers năm 2008, đến năm 2025, Việt Nam có thể là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế mới nổi, với tốc độ tăng trưởng dự kiến gần 10% mỗi năm theo đồng đô la thực tế và có thể nâng lên bằng khoảng 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh đến năm 205016. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam không hoàn toàn đạt được thành tựu trong mọi lĩnh vực. Lạm phát thường xuyên và tăng từ 11,9% năm 2010 lên 20,9% năm 2011. Riêng trong năm 2010, đồng Việt Nam mất giá ba lần. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hằng năm là 11,75% năm 2010 và 18,13% năm 2011.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Việt Nam năm 2012 chỉ đứng ở mức thấp với 1,96% trong tổng số lao động (3,21% ở đô thị và 1,39% ở nông thôn)17, nhưng một số nhà quan sát cho rằng, tỷ lệ này trên thực tế phải cao hơn rất nhiều. Gần đây, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp