Qu y mô d ân số ( tr iệu n gười ) 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 2050
Nguồn: Van Arkadie, Brian et. al (2010, trang 220)
Nông thôn Đô thị
Phân bố dân số theo địa lý của Việt Nam không đồng đều. Theo Niên giám thống kê 2011 của Tổng cục Thống kê, khu vực duy nhất có tỷ lệ nhập cư cao (tỷ lệ +14,8) là vùng Đông Nam bộ, bao gồm các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Đây là các địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao và có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước (cùng với Đà Nẵng, nơi có tỷ lệ là +14.9). Trái lại, một số khu vực có tỷ lệ di cư cao như vùng núi và trung du phía Bắc (- 3,3), Bắc Trung bộ và ven biển miền Trung (- 4,0) và đồng bằng sông Cửu Long (- 6,5). Xét về diện tích, địa lý, kinh tế và so với các nước ASEAN khác, có thể nói Việt Nam hiện nay vẫn là nước có quá trình đô thị hóa chưa hiệu quả và tốc độ chậm, chỉ có
khoảng 30% dân số sống ở các khu đô thị (Hình 2). Có một số lý do cho kết quả này. Thứ nhất, quá trình mở rộng đô thị trước đây bị gián đoạn do chiến tranh (thời kỳ 1946 - 1954 và 1963 - 1975). Xu hướng đô thị hóa theo dòng lịch sử trong Hình 3 cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chiến tranh và các chính sách của Chính phủ. Thứ hai, cho đến năm 1986, các chương trình phân bố lại dân cư của Chính phủ vẫn không khuyến khích đầu tư và nhập cư vào đô thị mà vẫn ưu tiên phát triển nông thôn11. Thứ ba, tổng điều tra dân số chỉ báo cáo số liệu số dân có đăng ký hộ khẩu thường trú mà không tính đến số dân nhập cư không chính thức và lao động tự do ở nhiều thành phố, nhóm đối tượng này ước tính chiếm khoảng 10 - 20% dân số đang sống trong các khu đô thị lớn12.